DỰ ÁN NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN, ỐC NHỒI LỚN NHẤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Địa Điểm Đầu Tư: Tuy Hòa - Phú Yên
Chủ đầu tư: Nguyễn Hoàng Long.
Thực hiện đầu tư trên dự án trên 50.000 mét vuông đất trồng lúa để làm trang trại nuôi ốc thương phẩm để phát triển kinh tế cho gia đình và ngành nghề mới tại địa phương.
1. Giá trị và nguồn lợi ốc bươu đen
2. Tiềm năng thị trường rộng lớn
3. Tập tính sinh sản của
4. Chi phí và lợi nhuận đầu tư
5. Kỹ thuật nuôi ốc bươu
6. Ưu điểm nuôi ốc so với vật nuôi khác
1. Giá trị và nguồn lợi của ốc bươu đen, ốc nhồi và tiềm năng đầu tư cho dự án.
Giá Trị kinh tế và dinh dưỡng của ốc bươu
Ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi là một đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao và sử dụng như nguồn thức ăn cao cấp ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới do thịt ốc giàu chất đạm và khoáng chất.
Ốc là loại thân mềm nước ngọt có giá trị kinh tế cao do thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng ( 12% đạm. 0,75 béo, các vitamin B1, B2, PP, các muối canxi, photpho và các axit amin thiết yếu… )
Trước kia chúng được sử dụng làm món ăn dân dã, nhưng hiện tại ốc bươu đen gần như còn rất ít trong tự nhiên nên trở thành món đặc sản ở nhiều nhà hàng lớn.
Bên cạnh đó ốc bươu đen được xem là loài ốc có giá trị lớn trong y học ( do ốc có tính hàn dùng để giải nhiệt, giải độc, giải rượi…)
Nguồn lợi: Ở nước ta ốc nhồi phân bố hầu hết khắp cả nước từ Bắc vào Nam.
Ốc thường sống ở các ao, hồ, sông suối tự nhiên đặt biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên nhiều lý do khác nhau như trồng lúa sử dụng thuốc trừ sâu nhiều, đánh bắt quá mức hay ốc bươu vàng ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam, nên ốc bươu đen, ốc nhồi gần như còn rất ít ngoài tự nhiên.
2. Tiềm năng thị trường cho dự án nuôi ốc bươu, ốc nhồi thương phẩm
Ở Việt Nam nghành nghề nuôi ốc nhồi thương phẩm mới phát triển trong 5 năm trở lại đây và đã phát triển khá mạnh mẽ tại miền Tây và miền Bắc, tuy nhiên ở miền Trung mới phát triển sơ khai trong khi thị trường tiêu thụ vô cùng lớn.
Hiện tại nghề nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi ở Phú Yên và các tỉnh lân cận như Đắc Lắc, Khánh Hòa, Bình Định, Lâm Đồng... nghề nuôi ốc bươu thương phẩm chỉ mới bắt đầu, số lượng người nuôi khá ít, trong khi thị trường trong tỉnh rất lớn.
Nên giá thành ốc bươu đen trung bình trên cả nước giao động khá cao bán lẻ từ 80 đến 100 ngàn trên 1kg ốc thương phẩm mà nguồn cung vẫn không đủ.
Theo ước tính mỗi ngày mỗi tỉnh thành tiêu thụ từ 400 đến 500 kg ốc bươu đen thương phẩm.
Ốc thương phẩm thường cung cấp cho các nhà hàng lớn phục vụ khách trong tỉnh và khách du lịch đồng thời cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác như bún ốc, cháo, chả ốc…
Ngoài ra thị trường các tỉnh thành phố du lịch lớn như Khánh Hòa, Bình Định, Đắc Lắc, Đà Nẵng, Bình Thuận… cũng đang thiếu hụt nguồn ốc giống thương phẩm rất nhiều.
3. Tập tính sinh sống của ốc bươu đen
Hầu hết các loại ốc bươu đen có đời sống lưỡng cư vừa nước vừa cạn ( thời gian sống chủ yếu ở dưới nước, khi đẻ lên trên cạn).
Ốc sẽ dành phần lớn thời gian ở trên mặt nước để trao đổi không khí. Ốc thường thích sống ở môi trường nước tĩnh như ao, hồ, kênh, rạch, đồng ruộng… và nơi sống thường có hàm lượng chất hữu cơ cao.
Ốc bươu đen là loại sống ở mọi tầng nước, ốc thường hoạt động trên mặt nước vào sáng sớm hoặc chiều tối, ban ngày ốc sẽ ít hoạt động và bám và cây thủy sinh, hoặc nằm ở tầng đấy.
Ốc ít di chuyển ban ngày chủ yếu là di chuyển ban đêm đến nơi có nhiều thực vật thủy sinh như rong rêu, bèo, bông súng, rau muốn… để ăn.
Ốc thường sống ở nơi có độ sâu từ 25cm cho đến 100cm, độ sâu sinh sống nhiều nhất là từ 40 cho đến 70cm. Ốc thường nổi lên để thở và kiếm ăn, khi có tiếng động ốc thường thu mình vào vỏ và lặn xuống sâu.
Nhiệt độ phát triển tốt nhất là từ 21 cho đến 31 độ C, nếu thấp hơn ốc sẽ ít ăn và có xu hướng tìm nơi trú ẩn. Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15 hoặc cao hơn 35 độ C ốc có thể sẽ xảy ra hiện tượng chết hàng loạt.
PH nước cũng là yếu tố rất quan trọng, độ PH tốt nhất cho ốc là từ 7 cho đến 8.5. Nếu PH thấp hoặc cao thì ốc sẽ tăng trưởng chậm lại, nếu PH thấp hơn 5 hoặc cao hơn 9.5 ốc có thể sẽ chết.
Vào mùa hè nóng hay mùa đông lạnh ốc có xu hướng bám vào rễ bèo hoặc chui vào bùn để tránh rét và nóng, hoặc trong môi trường bất lợi ốc thường chui vào bùn để tránh nguy hiểm.
Ốc có khả năng giữ cho cơ thể nổi bằng cách giữ không khí trong xoang màng áo.
4. Chi phí đầu tư và lợi nhuận trên 50. 000 mét vuông.
Bảng dự trù kinh phí cho việc đầu tư sử dụng 50.000 mét vuông cho nuôi ốc trong đó bao gồm 40.000 mét vuông mặt nước và 10.000 mét vuông để xây dựng khu lọc nước, dưỡng ốc con và trồng rau củ, quả, làm thức ăn cho ốc.
Mật độ thả nuôi con ốc từ 100 con/ 1 mét vuông.
1. Tổng con giống đầu tư là 5 TRIỆU CON ỐC GIỐNG tương đương với 1 - 1,5 tỷ VND ( 1 con là 200 - 300 đồng).
2. Tổng chi phí đào ao và xây dựng cơ bản bao gồm, rào lưới, xây bể lọc, bể dưỡng ốc con, nhà ở cho nhân công, thức ăn, lưới che.... 1 tỷ VNĐ.
3. Tổng chi phí đầu tư 2,5 Tỷ VNĐ. Được chia thành 3 giao đoạn , Giai đoạn đầu từ năm 2021 - 2022, giai đoạn 2 từ năm 2022 - 2023, giai đoạn 3 từ năm 2023 đến 2024.
Lợi nhuận sau khi đầu tư nuôi ốc bươu đen
Ốc sau khi thành phẩm sẽ được kích thước 40 con/1kg. % triệu ốc giống sau khi 4 đến 5 tháng thu hoạch được 125 tấn - 30% hao hụt tự nhiên còn lại 87 TẤN ỐC:
Giá sỷ thị trường là 70 ngàn/1 kí. Với 87 tấn thu doanh thu tông là 6,09 tỷ VNĐ
Doanh Thu 6,09 - 2,5 tỷ = 3,59 tỷ.
Tổng lợi nhuận nuôi ốc thương phẩm sau khi đầu tư là 3,59 tỷ VNĐ
4. Kỹ thuật nuôi ốc bươu, ốc nhồi thương phẩm
Chuẩn bị ao hồ trước khi thả ốc giống.
Trước khi tiến hành thả ốc giống bươu, ao hồ nuôi cần được nạo vét sạch. Đồng thời cũng cần bón vôi bột để trung hòa lượng pH từ 7 đến 8,5.
Bước chuẩn bị này rất quan trọng, do góp phần loại bỏ các loại động vật ăn ốc như cá trắm đen, cá chép hay baba…
Xung quanh bờ ao cần phát quang bụi rậm, tránh chuột làm tổ xung quanh bờ và cũng tiện cho việc thu hoạch về sau.
Ngoài ra ao cần trồng thêm các loài thực vật như rau rút, bông súng, rong tảo để tăng độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc.
Đồng thời cần sử dụng các biện pháp che nắng che mưa cho ốc để tránh những rủi ro đáng tiết.
Mực nước: Ao nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi, nếu như ao nuôi chỉ thả ốc bươu, ốc nhồi, thì mực nước lý tưởng là 0,3 – 0,7 m. Đối với những vùng chiêm trũng, bà con có thể kết hợp trồng lúa và nuôi ốc nhồi.
Lưu ý là đợi đến khi cây lúa bắt đầu sinh trường tốt mới thả ốc giống.
Trong trường hợp nuôi kết hợp trồng lúa, bà con cần cân đối lượng nước vừa phải để cây lúa có thể phát triển tốt.
Do cây lúa có thể che chắn ánh nắng mặt trời cho ốc, nên lượng nước cũng không cần quá nhiều.
Cách kết hợp nuôi này khá tốt, do ốc có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có khi cải tạo đất trồng lúa. ( Ốc rất mẩn cảm với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sâu nên hạn chế tối đa việc phun thuốc)
Đặc tính của ốc bươu đen là không phân bố đều
Chúng thường tập trung ở một số khu vực nhất định trong ao.
Cũng vì lý do đó, bạn nên tạo ra địa hình có độ nông sâu khác nhau để đa dạng môi trường sống.
Mục đích chính là để dễ dàng theo dõi cũng như chăm sóc ốc bươu đen hiệu quả. Đặt biệt nuôi miền trung cần chú ý vào mùa hè phải che chắn để tránh nóng cho ốc.
Xử lý nguồn nước, tạo khoáng trước khi nuôi
Ốc là một loại động vật sống và thích nghi với điều kiện ngoài tự nhiên chính vì thế để đem lại thành công trong quy trình nuôi ốc người nuôi cần phải đặc biệt hiểu được tập tính của ốc thì mới cho hiệu quả kinh tế.
Thế nên trước khi thả con ốc giống, cần phải có cách xử lý nguồn nước, bổ sung khoáng trước để có được môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa bệnh mòn đít, chậm lớn, và các loại bệnh khác của ốc.
Thời gian xuống giống
Các tỉnh miền nam, miền trung không chịu tác động của gió mùa đông bắc và khí hậu lạnh nên có thể xuống giống bất kỳ thời điểm nào trong năm, riêng các tỉnh miền bắc thời gian xuống giống kéo dài từ tháng 2 âm lịch đến tháng 7 âm lịch để thu hoạch trước khi đông xuống.
Riêng các tỉnh miền trung thời gian xuống giống tất cả các tháng trong năm, nhưng những nơi bị ảnh hưởng lớn mưa lũ thì cần theo dõi để xuống giống.
Lựa chọn ốc bươu giống phù hợp với từ vùng miền
Đối với loại ốc bươu đen thì có 4 – 5 loại khác nhau và phân bố thích nghi riêng với từng vùng, do mỗi vùng có loại khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau nên cần lựa chọn con giống đã nuôi thích nghi tốt nguồn nước địa phương, khí hậu trong khu vực để tránh rủ ro không đáng có.
Mật độ nuôi ốc là bao nhiêu?
Dựa vào môi trường nuôi mực nước để có thể cân đối mật độ nuôi sao cho phù hợp nhất.
Với ao đất nếu mực nước đảm bảo được từ 30cm- 70cm thì ốc sẽ phát triển tốt ở mật độ 70-120 con/m2, có thể nuôi mật độ cao hơn từ 150 – 250 con/m2 nếu quản lý tốt và có nguồn nước ra vào thường xuyên, hoặc nuôi trên bể xây có quy mô nhỏ.
Thức ăn cho ốc bươu, ốc nhồi
Nguồn thức ăn của ốc bươu đen có rất nhiều trong tự nhiên, các loại cỏ dại xung quanh hồ, bèo lục bình, bèo tây, rau muống, lá sắn, mướp, bầu, bí, bèo cám hoặc các loại lá mềm…
Để có thể tăng trọng nhanh người nuôi cũng có thể kết hợp thêm bột ngô, cám gạo, cám công nghiệp…
Thời gian thu hoạch
Khi ốc khoảng 4 đến 5 tháng thì đạt trọng lượng từ 35 - 40con/kg là lúc thích hợp nhất để thu hoạch ốc để gối vụ hoặc giãn mật độ ốc trong ao hồ.
Thời gian thu hoạch vào chiều tối hoặc sáng sớm lúc ốc nổi lên mặt nước tìm kiếm thức ăn.
5. Ưu điểm nuôi ốc so với vật nuôi khác
Đầu tư bất kì con vật gì cũng cần bỏ chi phí xây dựng, con giống thức ăn… đối với con ốc bươu đen chắc chắc cũng sẽ đầu tư như thế.Tuy nhiên nếu nuôi con heo, con gà, vịt hay cá, tôm… thì chi phí lớn nhất vẫn là thức ăn, trong khi giá thành sản phẩm không tăng đáng kể thì cám lại tăng lên gấp đôi sau 2 đến 3 năm nên điểm hoàn vốn rất thấp, thâm chí nuôi thành công nhưng giá thị trường thấp người nuôi vẫn lỗ là điều bình thường.
Đối với con ốc bươu đen người nuôi chỉ đầu tư chủ yến là con giống và đào ao xây dựng cơ bản là chính trong khi thức ăn của con ốc là bèo, rong rêu, mướp, môn, bầu bí… gần như đều có khắp các vùng nông thôn.
Trung bình 600 mét vuông mặt nước có trồng 200 – 300 mét vuông đu đủ, sắn mì, rau, mướp bầu, bí có thể đảm bảo thức ăn cho ốc ấm no mà không cần suy nghĩ nhiều về chi phí mua cám công nghiệp.
Thậm chí nếu nuôi con heo, gà, tôm, vịt, cá… khi đến thời điểm xuất bán mà không bán được vẫn phải cho ăn bình thường thì chi phí càng cao hơn và càng nuôi lâu càng lỗ.
Trong khi đối với con ốc bươu đen thì khi đến thời điểm thu hoạch nếu dịch bệnh không bán được người nuôi có thể để trong ao và cho ăn bèo, môn… vẫn phát triển và không tốn kém bất kì chi phí nào.
Và chắc chắn rằng, nuôi bất kì con vật nào cũng vậy để nuôi thành công cần nắm được kỹ thuật nuôi, sự đam mê, tận tâm, nhiệt huyết và siêng năng thì mới thành công.
Đơn vị tư vấn chuyển giao kỹ thuật và con giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm con ốc.
TRANG TRẠI ỐC BƯƠU ĐEN PHÚ YÊN - MIỀN TRUNG
Địa Chỉ: Tây Hòa - Phú Yên.
SĐT or Zalo:0812480000
Chuyên cung cấp ốc bươu giống, ốc nhồi giống tốt nhất cho các tỉnh trong khu vực Miền Trung, Tây Nguyên
Vận chuyển ốc bươu đen giống trong trong vòng 12 giờ cho các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông, Kontum, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quãng Ngãi, Quãng Nam, Đà Nẵng....
Cam kết ốc bươu đen giống vận chuyển an toàn, chất lượng cao nhất, hao hụt 1 đền 1 chon khách hàng.
2. Kỹ thuật nuôi ốc trên BỂ BẠT
3. Chi phí đầu tư nuôi ốc bươu đen ốc nhồi bao nhiêu?
4. Lợi nhuận cao từ nuôi ốc bươu đen trên ao đất tự nhiên.
5. Địa chỉ mua ốc bươu giống, ốc nhồi giống ở Việt Nam
6. Cách lựa chọn con giống cho người mới bắt đầu nuôi.
Hình Ảnh Nuôi Ốc Bươu đen, ảnh ốc nhồi
1. CÁCH LỰA CHỌN ỐC BƯƠU GIỐNG TỐT NHẤT CHO NGƯỜI MỚI NUÔI
2. GIÁ ỐC THƯƠNG PHẨM HIỆN TẠI NĂM 2022
3. CÁCH NUÔI ỐC TRÊN BỂ BẠT HIỆU QUẢ NHẤT
4. MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ NUÔI ỐC VỚI 10 TRIỆU
5. GIÁ ỐC BƯƠU GIỐNG, TRỨNG ỐC NĂM 2022
6. CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
7. CÁCH NUÔI ỐC CON MỚI NỞ HIỆU QUẢ NHẤT