Bài đăng phổ biến

Giá Ốc Bươu Giống Tại Miền Trung

Ốc giống Bắc Campuchia ốc Siêu To - Bảng báo giá các mẫu ốc, 2 tuần tuổi, 4 tuần tuổi và 7 tuần tuổi

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Trên Bể Bạt

Nuôi ốc trên bể bạt phù hợp với hộ gia đình muốn khởi nghiệp nhỏ.

Kỹ Thuật nuôi ốc trên ao đất ao tự nhiên

Nuôi ốc trên ao đất, ao tự nhiên luôn đem lại hiệu quả kinh tế rất cao so với môi hình nuôi các loài thủy sản khác

Các Loại thuốc bắt buộc phải Sử dung

Khi nuôi ốc nên sử dụng thuốc để phòng bệnh, trị bệnh và giúp ốc nhanh lớn chóng đẻ hơn

Cam kết bao tiêu sản phẩm số lượng lớn

Nếu khách hàng lấy con giống Trang Trại giống ốc Bắc Campuchia, bên em sẽ bao tiêu đầu ra cho ốc thương phẩm, trứng ốc với số lượng lớn giá cao

Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-thuat-nuoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-thuat-nuoi. Hiển thị tất cả bài đăng

CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN )

Phòng Và Trị Bệnh Cho Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi) HIỆU QUẢ

Một số bệnh phổ biến ở ốc bươu đen (ốc nhồi) và cách phòng, trị bệnh và các loại thuốc cần thiết cho ốc.

Một số bệnh phổ biến thường gặp ở ốc bươu đen (ốc nhồi)

1. Bệnh sốc nước.

Đây là bệnh khi mọi người thay đổi môi trường sống của ốc đột ngột, cụ thể là khi thay nước quá nhiều trong một lần trong thời gian ngắn. Bệnh này cũng phát sinh khi mọi người mua ốc thịt bên ngoài đem về thả vào ao nuôi. Nhiều người bảo sau khi mưa lớn ốc cũng bị sốc nước và chết, tuy nhiên thì mình không cho là vậy, có lẽ là do một vài nguyên nhân khác mà họ không để ý tới mà thôi.

Cách khắc phục vấn đề ốc bị sốc nước khi thay nước:

- Trộn Vitamin C cho ốc ăn trước khi thay nước. Kết hợp với tạt C vào ao luôn.

- Nên thay từ từ, mỗi lần nên thay 1/3 - 1/2 lượng nước trong bể mà thôi. Nếu có điều kiện thì nên cho nước chảy vào càng chậm càng tốt để tránh cho ốc bị sốc.

- Nên bón vôi sau khi thay nước để ổn định độ PH cho ao nuôi.

Khi trời mưa thì mọi người nên bón vôi sau khi trời đã tạnh (tránh tạt trong khi mưa vì dễ bị cảm).

Đối với ốc thịt mọi người muốn tiếp tục thả nuôi thì rất khó, vì ốc này đã bị sốc sẵn trong quá trình vận chuyển rồi, và có lẽ trước khi bắt họ cũng chả cho ốc ăn Vitamin C để chống sốc đâu. 

Để nuôi sống được loại này mọi người cần phải ngâm ốc trong Vitamin C vài phút sau khi mua về, sau đó trải đều ốc ra một bể bạt đã che nắng và không có nước. 

Sau đó mọi người dùng nước ao mà mình chuẩn bị nuôi xịt từ từ lên ốc, cho đến khi nước ngập được 2cm thì ngưng. Tiếp tục nuôi và cho ốc ăn trong bể bạt này trong khoảng 1 tuần để ốc hồi phục, sau đó mới đem thả ốc xuống ao đã chuẩn bị để nuôi, cũng sẽ có nhiều con yếu và chết, và cũng có con sẽ chết sau khi xuống ao được vài tuần, tuy nhiên qua quá trình hồi phục cho ốc trên bể bạt thì số lượng này đã giảm thiểu đi đáng kể rồi.

CÁCH LOẠI BỆNH CỦA ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN )

2. Bệnh sưng vòi.

Đây là bệnh do môi trường sống của ốc bị ô nhiễm. Ốc sẽ nổi nghiêng, miệng mở ra không khép lại được, đổ nhớt, và sau vài ngày sẽ chết.

Khi khi ốc bị sưng vòi thì mọi người nên kiểm tra lại chất lượng nước trong ao nhé, sau đó có thể tiến hành thay nước cho ao, có thể thay đến 100% nước nếu như nước đã bị ô nhiễm quá nặng.

3. Bệnh đường ruột.

Bệnh này phát sinh khi thức ăn của ốc có vấn đề, thức ăn bị dư thừa gây ô nhiễm nước.. Ốc cũng sẽ có dấu hiệu nổi nghiêng nhả nhớt và chết dần sau vài ngày.

Khi ốc bị đường ruột việc đầu tiên mọi người cần phải làm là xác định nguyên nhân là gì trước, sau đó mới tiến hành xử lý. Nếu có thức ăn dư thừa đang thối rửa trong ao thì phải vớt hết ra rồi thay nước, tạt C, gây vi sinh.. Nếu nước bị ô nhiễm quá nặng thì có thể phải thay hoàn toàn nước.

4. Bệnh mòn vỏ, mòn đít.

Bệnh này phát sinh do ao đang thiếu khoáng, hoặc thức ăn thiếu dinh dưỡng, hoặc là cả 2.

Vì vậy khi ốc bị mòn vỏ, mòn đít thì mọi người cũng phải xem thử nguyên nhân là gì trước để có biện pháp xử lý đúng đắn nhất.

Thông thường nếu thiếu bèo tấm thì ốc con rất dễ bị mòn đít và chết.

Nếu bạn vẫn cho ốc ăn bèo tấm thường xuyên thì vấn đề đó là thiếu khoáng, việc còn lại là bạn cần phải bổ sung khoáng cho ốc. 

Khoáng và Protein là 2 thứ giúp cho ốc đẩy vỏ và lớn, nếu thiếu 1 trong 2 thì ốc sẽ bị chai vỏ và không lớn được. Bạn có thể xem lại bài viết về việc bổ sung khoáng cho ốc ở các bài viết trước nhé.

Bệnh ký sinh trùng có 2 loại. 1 là ký sinh trùng bên trong, thường là các loại giun tròn giun móc. 2 là ký sinh trùng bên ngoài, đó là những sinh vật bám vào vỏ ốc và ăn mòn vỏ ốc.

Bệnh ký sinh trùng xuất hiện khi ao nuôi đầu vụ không cải tạo, hoặc ao nuôi quá lâu chưa vệ sinh thay nước.

Để hạn chế bệnh ký sinh trùng, ở đầu vụ nuôi mọi người cần phải rút cạn nước ao, phơi đáy và sát khuẩn đàng hoàng rồi mới nuôi ốc. Và trong quá trình nuôi ốc mọi người nên thay nước thường xuyên để loại bỏ bớt trứng và ấu trùng của các loại ký sinh trùng lơ lửng trong nước.

6. Cách xử lý những con ốc bị bệnh.

Những con ốc đã bị bệnh như sưng vòi, đường ruột sẽ thường nổi nghiêng và nhả nhớt ở trên mặt nước. Mọi người cần bắt riêng những con ốc này ra để đem đi xử lý, có thể cứu sống một phần, và một phần tránh để ốc chết trong ao gây dơ nước.

Những con ốc này mọi người nên đem bỏ vào chậu nước muối loãng, cho thêm một ít vôi bột, tro bếp, sau đó sục khí trong khoảng nửa tiếng. Những con ốc có vẻ khỏe lãi và bắt đầu bám vào chậu và bò thì mọi người đem thả lại xuống ao, những con không tỉnh thì mọi người cứ tiếp tục ngâm, con nào tỉnh lại thì đem thả, con nào chết hẳn thì vứt đi.

Cách phòng bệnh cho ốc bươu đen (ốc nhồi)

1. Vệ sinh ao, thay nước định kỳ.

Khi thay nước sẽ làm nước sạch hơn, giúp loại bỏ bớt trứng và ấu trùng của các ký sinh trùng gây bệnh.

2. Hạn chế các loại thức ăn nhanh phân hủy.

Không phải loại rau củ quả nào cũng có thể cho ốc ăn được, sẽ có những loại chỉ cần dư thừa một lượng nhỏ cũng có thể làm ô nhiễm nước.

3. Hạn chế cho ốc ăn dư thừa.

Dù là loại thức ăn nào cũng chỉ nên cho vừa đủ hoặc thiếu, nếu dư sẽ dễ làm dơ nước và gây ra bệnh.

4. Bón vôi định kỳ.

Bón vôi ngoài việc bổ sung canxi cho ốc còn có tác dụng làm trong nước và diệt một số rong tảo và sinh vật gây bệnh.

5. Sử dụng vi sinh.

Vi sinh là rất cần thiết trong nuôi ốc, vi sinh giúp xử lý nước, phân giải phân ốc, phân giải thức ăn dư thừa, cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh..

6. Chia nhỏ ra nuôi nhiều ao để giảm bớt thiệt hại.

Nên chia ra nhiều ao nhỏ để nuôi chứ không nên chỉ nuôi 1 ao lớn để giảm thiểu bớt rủi ro, nếu có 1 ao bị nhiễm bệnh thì vẫn còn những ao khác, và chỉ cần xử lý ao đó là được.

7. Nên kiểm tra ao mỗi ngày để kịp thời xử lý khi có vấn đề phát sinh.

Việc kiểm tra ao hàng ngày là rất quan trọng, nếu như lơ là không để ý vài hôm thì sẽ chẳng thể biết được sẽ có chuyện gì xảy ra với ao ốc đâu. Có khi thức ăn dư thừa và là thối cả ao nước chẳng hạn. Cũng có thể tảo phát triển quá mức rồi tàn sinh ra khí độc làm hại ốc, như vậy sẽ chẳng thể nào mà xử lý kịp thời được.

8. Nên sử dụng hóa chất sát trùng nếu có điều kiện.

Có một số hóa chất có tính sát trùng diệt khuẩn trong ao nhưng vẫn an toàn cho ốc, như iodin, nano bạc, bkc. Tuy giá thành khác mắc nhưng sẽ vẫn có những trường hợp vi khuẩn gây hại nhiều quá mức gây chết ốc thì vẫn cần phải dùng đến thôi.

Kết luận ĐỂ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO ỐC

Như vậy mình đã giới thiệu xong cho các bạn về cách phòng và trị bệnh cho ôc bươu đen (ốc nhồi) rồi.

Các Loại Thuốc anh chị có thể tham khảo ảnh và nhãn hiệu dưới, có thể hỏi mua ở các tiệm thuốc hoặc liên hệ Zalo: 0812480000

Các loại bệnh của ốc nhồi

Thuốc phòng trị bệnh cho ốc bươu đen

các loại bệnh của ốc bươu đen




Anh chị cần Ốc giống, trứng ốc, các loại thuốc cho ốc anh chị gọi em SĐT 0812480000 ( Zalo ) nhé

Đặt Hàng Tại ĐÂY - Miễn Phí Ship

1. CÁCH LỰA CHỌN ỐC BƯƠU GIỐNG TỐT NHẤT CHO NGƯỜI MỚI NUÔI

2. GIÁ ỐC THƯƠNG PHẨM HIỆN TẠI NĂM 2024

3. CÁCH NUÔI ỐC TRÊN BỂ BẠT HIỆU QUẢ NHẤT

4. MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ NUÔI ỐC VỚI 10 TRIỆU

5. GIÁ ỐC BƯƠU GIỐNG, TRỨNG ỐC NĂM 2024

6. CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

7. CÁCH NUÔI ỐC CON TỪ A ĐẾN Z

8. NUÔI ỐC CÓ DỄ KHÔNG?

Bệnh Thường Gặp Trên Ốc Bươu Đen, Ốc Nhồi

Bệnh Thường Gặp Trên Ốc Bươu Đen, Ốc Nhồi là bệnh Gì? Nó bao gồm bệnh sưng vòi, bệnh nghiên mình, bệnh mòn vỏ, bệnh mòn đít và bệnh kí sinh Trùng

BỆNH SƯNG VÒI TRÊN ỐC BƯƠU ĐEN, ỐC NHỒI
TRIỆU CHỨNG

Ốc giảm ăn, chậm di chuyển, ốc khép mài nhưng không sát vỏ và nổi lơ lửng trên mặt nước, vòi nhả ra nhiều nhớt trắng, ốc có mùi hôi. 

Vòi sưng lên, lở loét làm cho ốc không ăn được, ốc sẽ chết kiệt sức và chết đói đây là bệnh nguy hiểm nhất và gây chết hàng loạt.

Bệnh Thường Gặp Trên Ốc Bươu Đen, Ốc Nhồi

NGUYÊN NHÂN

Môi trường nước nuôi bị dơ bẩn, nhiễm khuẩn do thức ăn thừa, vật chất hữu cơ lắng đọng dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý. 

Đặc biệt giai đoạn khi ốc tầm 2 đến 3 tháng tuổi lượng thức ăn thừa và vật chất hữu cơ ngày càng nhiều tích tụ dưới đáy ao, đồng thời đáy ao là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. 

Ốc bươu đen hút thức ăn bằng vòi, mà vòi là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên khi tiếp xúc hoặc hút trúng các thức ăn bị ô nhiễm vòi của ốc sẽ sưng lên, lở loét.

Thuốc trị bệnh sưng vòi cho ốc bươu đen, ốc nhồi?

2. BỆNH NGHIÊNG MÌNH Trên ốc nhồi, ốc bươu đen

TRIỆU CHỨNG:

Ốc nổi nghiêng mình (đơ) trên mặt nước, ít di chuyển

NGUYÊN NHÂN:

Môi trường nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa, vật chất hữu cơ tích tụ trong ao

Thuốc trị Nghiên Mình vòi cho ốc bươu đen, ốc nhồi?

3. BỆNH MÒN VỎ, MÒN ĐÍT ỐC NHỒI ỐC BƯƠU ĐEN

NGUYÊN NHÂN:

Bệnh mòn vỏ, mòn đít ít khi xuất hiện khi ốc được nuôi trong ao đất tự nhiên do bùn khoáng và hệ hữu cơ cực kỳ dồi dào. 

Tuy nhiên bệnh dễ xuất hiện khi ốc được nuôi trong môi trường nhân tạo nuôi bể bạt

Trong quá trình nuôi cho ốc ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng. Môi trường ao nuôi bị thiếu khoáng Canxi

TRIỆU CHỨNG:

Ở phần đuôi ốc sẽ thấy các rãnh nhỏ và lỗ thủng. 

Mài ốc bị mỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho ốc, ốc bỏ ăn, chậm lớn, còi cọc

Thuốc trị bệnh Mòn Đít, Mòn vỏ cho ốc nhồi, ốc bươu đen

các loại bệnh của ốc nhồi

4. BỆNH KÝ SINH TRÙNG ỐC BƯƠU ĐEN, ỐC NHỒI

NGUYÊN NHÂN:

Môi trường ô nhiễm, chứa sẵn các các loại ký sinh trùng gây bệnh.

Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập vào, chúng sẽ ký sinh trong các cơ quan nội tạng, cơ như: sán lá, giun tròn…. 

Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.

TRIỆU CHỨNG:

Ốc ăn kém, tiêu thụ ít thức ăn hơn bình thường, ăn chậm lớn, hoạt động chậm chạp, ốc chết rải rác

Thuốc trị xử lý chất thải ao và diện kí sinh trùng trên con ốc

Trang Trại Ốc Bươu Giống, Ốc Nhồi Giống Miền Trung - Tây Nguyên

SĐT or ZALO: 0812480000

Địa chỉ: Tây Hòa - Phú Yên:

 Chuyên cung cấp ốc bươu giống, ốc nhồi giống tốt nhất cho các tỉnh trong khu vực Miền Trung, Tây Nguyên

Vận chuyển ốc bươu đen giống trong trong vòng 12 giờ cho các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông, Kontum, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trại, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. HCM....

Cam kết ốc bươu đen giống vận chuyển an toàn, chất lượng cao nhất, hao hụt 1 đền 1 chon khách hàng.

Cung cấp thuốc trị bệnh các loại cho ốc, bệnh mòn đít, mòn vỏ, sung vòi, kí sinh trùng, bệnh dường ruột...

Giá Ốc Bươu Đen Giống, Trứng ỐC

Loại 1 - 2 tuần tuổi

- Ốc bươu đen con: ( liên hệ ) nếu mua lẻ từ 3000 -10.000 con

- Ốc bươu đen con: ( liên hệ ) nếu mua trên 10.000 con
(Tặng 15% hao hụt mỗi đơn hàng)

Giá Trứng Ốc:

( Chất lượng cao tỉ lệ nở hơn 90% trung bình 1 kg nở 12.000 đến 14.000 con trên 1 kg)

- Loại trứng trắng: giá bán lẻ ( Liên hệ)

- Loại trứng trắng: giá bán sỉ ( Liên hệ)

- Loại trứng đen: giá bán lẻ ( Liên hệ)

- Loại trứng đen: giá bán sỉ ( Liên hệ)

Quý khách liên hệ SĐT hoặc Zalo 0812480000 để nhận thêm nhiều ưu đãi và khuyến mãi.

BỆNH NGHIÊNG MÌNH Trên ốc nhồi, ốc bươu đen

BỆNH SƯNG VÒI TRÊN ỐC BƯƠU ĐEN, ỐC NHỒI TRIỆU CHỨNG

Cung cấp thuốc trị bệnh các loại cho ốc, bệnh mòn đít, mòn vỏ, sung vòi, kí sinh trùng, bệnh dường ruột..

BỆNH MÒN VỎ, MÒN ĐÍT ỐC NHỒI ỐC BƯƠU ĐEN

BỆNH KÝ SINH TRÙNG ỐC BƯƠU ĐEN, ỐC NHỒI


1. CÁCH LỰA CHỌN ỐC BƯƠU GIỐNG TỐT NHẤT CHO NGƯỜI MỚI NUÔI

2. GIÁ ỐC THƯƠNG PHẨM HIỆN TẠI NĂM 2022

3. CÁCH NUÔI ỐC TRÊN BỂ BẠT HIỆU QUẢ NHẤT

4. MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ NUÔI ỐC VỚI 10 TRIỆU

5. GIÁ ỐC BƯƠU GIỐNG, TRỨNG ỐC NĂM 2022

6. CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

7. CÁCH NUÔI ỐC CON TỪ A ĐẾN Z

8. NUÔI ỐC CÓ DỄ KHÔNG?

9. NUÔI ỐC THÀNH CÔNG RỒI BÁN Ở ĐÂU?

10. ƯU ĐIỂM GIỮA NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN VÀ CÁC CON VẬT KHÁC.

11. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ỐC NHỒI Ở MIỀN TRUNG

12. TẶNG 50.000 ỐC CON CHO KHÁCH HÀNG MỚI NUÔI

13. BÍ KÍP NUÔI ỐC 100% THÀNH CÔNG

Mực nước nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi bao nhiêu?

Mực nước nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi bao nhiêu? Đó là câu hỏi rất nhiều anh chị mới nuôi ốc thắc mắt.

Hôm nay trại ốc bươu Miền Trung Tây Nguyên chia sẽ về mực nước nuôi tốt nhất cho ốc bươu đen, ốc nhồi.

Mực nước ốc bươu đen, ốc nhồi sinh sống.

Khi nuôi ốc thì mực nước ốc sinh sống trong khoảng từ 0,3 đến 1,5 mét. 

Nếu mực nước thấp hơn 0,3 mét thì ốc sẽ ít tập trung sống. Lý do tránh nước quá nóng vào mùa hè và quá lạnh  vào mua đông, ngoài  ra để né tránh các loài thiên địch như chuột, chim...

Mực nước nuôi ốc bươu đen bao nhiêu

Mực nước nuôi ốc bươu đen con từ mới nở 

Đối với ốc con mới nở cho đến 2  tuần tuổi nên để mực nước dưỡng ốc con trong khoảng 15 cm - 30 cm. 

Khi ốc được trên 2 tuần tuổi có thể cho ra ao lớn nuôi và mực nước nên nâng lên tầm 40 cm.

Trời nắng nên để mực nước nuôi ốc cao hơn

Trong mùa hè nắng nóng có thể để mực nước cao tầm 1/2 mét nước, đặt biệt nến ao ít bèo hoặc không che nắng thì ao nên để mực nước cao hơn để tránh tình trạng nóng nước làm sốc nước và chết ốc.

Đây là mực nước nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi cơ bản nhất cho người mới bắt đầu nuôi.

Mực nước nuôi ốc nhồi là bao nhiêu

1. CÁCH LỰA CHỌN CON ỐC BƯƠU GIỐNG CHO NGƯỜI MỚI NUÔI.

2. KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN BỂ BẠT

3. KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRÊN AO ĐẤT

4. THU LỜI 300 TRIỆU 1 NĂM CẦN ĐẦU TƯ BAO NHIÊU TIỀN?

5. ĐỊA CHỈ THU MUA ỐC THƯƠNG PHẨM

6. CÁCH NUÔI ỐC CON TỪ A ĐẾN Z

7. CÁCH ẤP TRỨNG ỐC BƯƠU

8. CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

9. NUÔI CON ỐC BƯƠU ĐEN KHÔNG TỐN CHI PHÍ NHIỀU NHƯ CÁC CON KHÁC.

Thuốc Trị Bệnh Sưng Vòi Cho Ốc Bươu Đen, Ốc Nhồi - Quy Trình Điều Trị bệnh

Bệnh Sưng Vòi, Cách Phòng và Chữa Bệnh Sưng vòi Cho ốc bươu đen, ốc nhồi. Đối với bất kì con vật nuôi gì cũng vậy, việc nuôi với số lượng lớn, mật độ cao thì bệnh tật là điều không tránh khỏi. 

Và việc phòng bệnh và chữa bệnh con vật nuôi là điều cần phải chuẩn bị trước khi nuôi. 

Đặc biệt là bệnh sưng vòi đối với con ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi rất phổ biến cũng như cực kì nguy hiểm và rủi ro cao nếu không biết cách phòng và trị bệnh.

Vậy nên hôm nay trại ốc bươu Miền Trung - Tây Nguyên xin chia se quy trình điều trị bênh sưng vòi cho ốc bươu đen, ốc nhồi và bao gồm những sản phẩm thuốc trị bệnh

Nguyên nhân trị bệnh sưng vòi trên ốc bươu đen, ốc nhồi

1. Bệnh sưng vòi trên con ốc bươu đen, ốc nhồi là gì?

Bệnh sưng vòi rất phổ biến trên ốc bươu đen

Là bệnh phổ biến nhất trong quá trình nuôi ốc, nguyên nhân chính là môi trường nước ô nhiệm, ăn thức ăn bẩn và dư thừa. trời mưa to hạt mua chọi trùng mặt làm sưng vòi...

Ốc nhồi có biểu hiện sưng vòi

Ốc nổi lên mặt nước, lờ đờ, và bệnh trong con ốc thì lở lét, từ khi ốc phát bệnh đến khi ốc chết chỉ 2 đến 3 ngày. 

Nếu phát hiện kịp thời thì có thể chữa được, nhưng phát hiện muộn thì gần như không thể chữa. Vậy nên khi có vấn đề thì anh chị có thể tiến hành đều trị cũng như sử dụng những loại thuốc đặt trị bệnh cho ốc

2. Nguyên nhân của bệnh sưng vòi trên ốc.

Môi trường nước ô nhiễm, thông thường bệnh này phổ biến nhất khi ốc tầm 2 đến 3 tháng tuổi. 

Ốc con còn nhỏ nên hầu hết thời gian ăn là trên mặt nước, chất thải của ốc không nhiều. 

Nhưng khi ốc lớn thì thời gian ăn của ốc có thể trên mặt hoặc dưới dáy ao. 

Chất thải nhiều thì những vi khuẩn vi sinh vật có hại phát triển và kí sinh trong cơ thể ốc, làm ốc chậm ăn, sức đề kháng yếu và dần dần sinh bệnh và chết. 

Hoặc có thể cho quá nhiều thức ăn, thức ăn không phân hủy hết thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

Khi thời tiết mưa lớn hoặc nóng thì ốc sẽ lặn dưới dáy và tiếp xúc với chất thải cũng như tiếp xúc với vi khuẩn độc hại làm có ốc bị bệnh sưng vòi.

Thuốc trị bệnh sưng vòi trên ốc nhồi, ốc bươu đen

3. Cách phòng bệnh sưng vòi trên con ốc bươu đen, ốc nhồi.

Là thường xuyên thay nước, nếu nuôi bể bạt thì 7 đến 10 ngày thay 1 lần, khi thay nhớ dọn hoặc sử lý các chất thải dưới đáy để phòng bệnh sau này. 

Lên tục kiểm tra độ PH của nước ( tốt nhất là từ 6.5 đến 8.5) Nếu có bất thường thì sử dụng vôi Dolomite tăng PH cho nước

Đồng thời thức ăn sau 1 ngày ốc ăn không hết cần vớt ra, để tránh tình trạng chua, ô nhiễm nguồn nước. Cho ăn lượng thức ăn vừa phải không nên cho ăn quá nhiều.

Thường khi thay nước thì không thể xử lý được hết phần dáy, vậy nên cần mua Men Vi sinh xử lý đáy để phân hủy chất thải, thức ăn thừa của ốc – xử lý 2 tuần 1 lần để phòng bệnh sưng vòi cho con ốc bươu, ốc nhồi.

4. Quy trình điều trị bệnh sưng vời cho ốc bươu đen, ốc nhồi.

Khi ốc mới phát bệnh thì thường lượng thức ăn sẽ giảm, việc nhận biết được bệnh rất quan trọng, nhưng người mới nuôi ốc rất khó nhận biết được.  

Trước tiên cần giảm lại lượng thước ăn lại, sau đó sử dụng MEM VI SINH XỬ LÝ ĐÁY để tiêu diệt nhưng vi sinh vật gây hại cho ốc.

Bổ sung VITAMIN CMEN TIÊU HÓA, giúp có ốc tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đồng thời thay nước và xử lý đáy nước cho ốc.

Khi ốc phát bệnh năng thì chửa rất khó, tốt nhất nên bắt riêng ốc đó ra và nuôi riêng 1 bên và điều trị như cách trên trong 1 tuần nếu con nào còn sống thì thả lại môi trường.

Trong quá trình nuôi cũng nên bổ sung định kì các loại Khoáng Đa Vi Lượng cho ốc bươu đen, ốc nhồi để tặng sức đề kháng cho ốc

Có thể sử dụng quy trình như trên tăng cường sức đề kháng cũng như để phòng bệnh cho ao nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi.

MUA MEN XỬ LÝ ĐÁY TẠI ĐÂY 

MUA VITMAMIN C TẠI ĐÂY

MUA MEN TIÊU HOÁ TẠI ĐÂY

MUA KHOÁNG ĐA VI LƯỢNG TẠI ĐÂY


Anh chị  cần Men Tiêu Hoá, Vitamin C, Men Xử Lý đáy hoặc các sản phẩm thuốc cho ốc anh chị liên hệ SĐT or Zalo: 0827 063 011

Bên em nhận gửi hàng toàn quốc

Cách Nuôi Ốc Bươu Đen Con Hiệu Quả Nhất

Cách nuôi ốc bươu đen con hiệu quả nhất, làm sao dưỡng ốc bươu đen con mới nở cho đến khi ốc trưởng thành? Hôm nay trại ốc Miền Trung - Tây Nguyên xin chia sẽ bí quyết nuôi ốc bươu đen con hiệu quả nhất

Cách Nuôi Ốc Bươu Đen Con Hiệu Quả Nhất

Các loại thức ăn của ốc bươu đen con mới nở

Nên cho 100% thức ăn là thức ăn xanh. Thức ăn xanh bao gồm bèo cám, bèo cái cánh nhỏ, rong đuôi chồn...

Nếu không có bèo cám có thể cho những thức ăn bằng lá mềm như lá đu đủ, lá ra xà lách non, lá sắn mì non, lá mồng tơi, lá mướp non, ra cải non... hoặc các loại lá non

Cho thức ăn khi nuôi ốc bươu đen con mới nở ăn bằng mướp non rất hiệu quả, mướp non nên lát miếng mỏng, kích thức tầm ngón tay rải đều trên mặt ao cho ốc ăn. ( tốt nhất là mướn non, nếu quá lớn thì cho ăn cũng k hiệu quả cao)

Cách cho ốc bươu đen con mới nở ăn

Cho ăn buổi chiều lúc 4-5 h chiều thì cho ốc con mới nở ăn

Cho lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng ốc con trong ao. VD ốc con được 1kg thì chỉ cho ốc ăn tầm 100-150g tổng trong lượng ốc con.

Những lưu ý khi nuôi ốc bươu đen con 

Cho thức ăn cho ốc bươu đen, ốc nhồi mới nở nên cho ăn trong vòng 12-16 tiếng thì vớt bỏ, không nên cho thức ăn để lâu là ôi thiêu làm nước ô nhiễm và làm ốc chết. 

VD 5h tối cho ăn, sáng 8-9h nếu còn thừa nhiều thì vứt vứt bỏ.

Không nên cho ốc con ăn các thức ăn cám công nghiệp, do cám công nghiệp khó tiêu hoá, nếu cho ăn sẽ làm ốc con không tiêu hoá được và chết.

Cách nuôi ốc bươu đen con

NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM ỐC CON MỚI NỞ CHẾT.

 Cho thức ăn cho ốc bươu đen con mới nở ăn quá nhiều làm ốc không kịp tiêu hoá chết

Nguồn nước dưỡng ốc con quá ô nhiễm do thức ăn dư thừa và do ốc con thải ra

Nguồn nước nuôi không đạt chất lượng như quá nhiều phèn, hôi thối, Ph thấp dưới 6,5..

Mật độ dưỡng ốc bươu con quá dày: Tối nhất mật độ dưỡng ốc bươu đen con trung bình 2 - 3 mét vuông cho 10.000 con hoặc 1kg trứng. Khi nuôi nên làm nhiều bể dưỡng 2-3 mét vuông và cho dưỡng từng bể riêng.

Rau củ quả mua ngoài chợ về cho ăn, trong đó có lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng lớn nên ốc ăn dễ chết. 

Nuôi ốc còn nhỏ khi cho ăn rau củ, quả nên trồng ở nhà, đảm bảo không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều. Nếu sử dụng nên cho ăn ít nhất 20 ngày sau khi sử dụng

Nguyên nhân ốc bươu đen con chết

ỐC BƯƠU ĐEN CON MỚI NỞ NÊN BỔ SUNG CÁC THUỐC PHÒNG BỆNH VÀ KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG 

Bất cứ con vật nào muốn nuôi tốt đều cần phải sử dụng các loại thuốc phòng bệnh, kích thức từ lúc mới nở. 

Việt sử dụng để giúp ốc con mới nở phòng các loại như mòn đít, sưng vòi, đường ruột và kích thích ốc ăn mạnh nhanh lớn

Việt thức ăn cho ốc con mới nở mà không sử dụng thuốc thì ốc sẽ chậm lớn hơn

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC PHÒNG BỆNH CHO ỐC CON

Nếu anh chị  mới nuôi lần đầu chưa có kinh nghiệp thì không nên sử dụng, chỉ cần giữ nguồn nước sạch là nuôi tối, tuy nhiên khi nuôi sẽ có tỉ lệ hao hụt đáng kể. 

Nếu mới nuôi ốc bươu đen con mà sử dụng không đúng thuốc, hoặc liều lượng thì ốc con mới nở có khả năng chết hàng loạt.

Khi sử dụng thuốc kích thích trộn với thức ăn cho ốc con mới nở thì cần được có sự tư vấn từ người bán thuốc và kinh nghiệp từ những trại nuôi ốc đã sử dụng hiệu quả.

Không nên mua thuốc lung tung, không rõ nguồn gốc, không có chất lượng xuất xứ.

Cho thức ăn cho ốc bươu đen con mới nở, ốc nhồi mới nở thì mỗi 2-3 ngày nên trộn thuốc 1 lần, trong vòng 10 ngày trộn 3-4 lần là hiệu quả. Không nên làm dụng thích kích thích và phòng bệnh

Cách dưỡng ốc bươu đen con mới nở

Trại ốc giống Miền Trung - Tây Nguyên

SĐT or Zalo: 0812480000

Địa chỉ: Tây Hoà - Phú Yên

Nơi tư vấn kỹ thuật nuôi, cung cấp ốc bươu đen giống, ốc nhồi giống cho toàn Việt Nam

Địa chỉ mua ốc bươu đen giống uy tín ở Miền Trung

Lợi nhuận nuôi ốc bươu đen trên bể bạt là bao nhiêu?

Mật độ nuôi ốc bao nhiêu con 1 mét vuông?

Thức ăn của ốc bươu đen ốc nhồi là gì?

Kỹ thuật nuôi ốc trên ao đất tự nhiên

Cách nuôi ốc trên bể bạt, bể xi măng

Quy trình kĩ thuật nuôi ốc nhồi trên tráng lưới

Nơi mua ốc bươu đen giống ở Việt Nam 

Cho Ốc Bươu Đen, Ốc Nhồi Ăn Cám Công Nghiệp Hiệu Quả Nhất

Ốc nhồi hay còn gọi là ốc bươu đen. là một trong số ít các loại ốc mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi. 

Vì vậy, có rất nhiều hộ gia đình đã lựa chọn kinh doanh bằng việc chăn nuôi ốc nhồi. 

Hiện nay, một số mô hình nuôi ốc thường có xu hướng cho ốc nhồi ăn cám công nghiệp. Vậy cách nuôi ốc này có thực tốt và mang lại lợi nhuận lớn không?

Thức ăn cám công nghiệp cho ốc nhồi

Nuôi ốc nhồi ăn cám công nghiệp bao lâu sẽ được xuất bán?

Trên thực tế, cách kết hợp ốc nhồi nuôi tự nhiên và cho ốc nhồi ăn cám công nghiệp sẽ giúp ốc mau lớn và xuất bán nhanh hơn. 

Có thể dựa vào kích thước của ốc hoặc thời gian nuôi ốc để xuất bán. Kích thước trung bình thường một kilogam ốc sẽ có khoảng 25 – 30 con. 

Về thời gian nuôi, thời gian thích hợp là từ 3 đến 4 tháng là có thể xuất bán ốc đàn. 

Tất nhiên, nếu kỹ thuật nuôi kém, phương pháp nuôi chưa hiệu quả thì có thể kéo dài đến 6 – 7 tháng mới được thu hoạch. 

Ốc nhồi miền Bắc bao giờ cũng giá bán cao hơn các vùng lại còn lại.

Phương pháp nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen ăn cám đạt hiệu quả

Cho ốc nhồi ốc bươu đen ăn cám công nghiệp nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại cần phải có bí quyết nuôi đúng cách. 

Bởi, nếu chỉ cho ốc ăn cám công nghiệp hoặc cho ăn cám không đúng liều lượng cũng có thể làm giảm năng suất và hàm lượng dinh dưỡng trong ốc nhồi. 

Để có được phương pháp nuôi ốc nhồi chăn cám chuẩn nhất, mời bạn đọc theo dõi tiếp thông tin từ trại ốc giống Miền Trung.

1. Chọn đúng loại cám công nghiệp để cho ốc ăn

Mỗi một loại ốc cần được chọn đúng loại thức ăn, đối với ốc nhồi cũng vậy. 

Cho ốc bươu đen ăn cám nhất định phải chú ý đến loại cám công nghiệp nào mà định cho ốc ăn. 

Đối với ốc mới thả cần chọn cám hạt nhỏ, có nhiều hàm lượng dinh dưỡng tăng sức đề kháng. 

Sau khi hơn 1 tháng tuổi, có thể đổi loại thức ăn khác. Thức ăn trong 3-4 tháng cuối cùng trước khi xuất cũng nên chọn loại cám chuyên dụng, ít chất béo.

2. Có thời gian chăn ốc nhồi ăn cám công nghiệp hợp lý

Bên cạnh chọn cám cho ốc ăn thì khi cho ốc bươu đen ăn cám công nghiệp cũng cần chú trọng đến thời gian. 

Một ngày nên chăn ốc làm theo nhiều khung giờ khác nhau, căn cứ vào sức ăn của ốc qua tháng tuổi mà cho lượng thức ăn hợp lý. 

Nếu 9 đến 10 giờ sáng bạn mới cho ốc ăn thì đến tầm 3, 4 giờ chiều nên kiểm tra và cho thêm cám. Tiếp đó, đến 10 giờ đêm lại kiểm tra một lần nữa.

Đối với những đàn ốc nhồi ốc bươu đen còn bé thì nên chia nhỏ thời gian cho ốc ăn. Tránh trường hợp cho quá nhiều cám công nghiệp, ốc không ăn hết làm ảnh hưởng đến môi trường nước ở ao nuôi. 

Hoặc quên cho ốc, ốc có thể bị đói mà tranh giành đồ ăn với nhau, những con yếu thế sẽ bị chết gây thiệt hại kinh tế.

Thức ăn cám công nghiệp cho ốc bươu đen

3. Chú ý đến chế độ ăn của ốc theo từng độ tuổi khác nhau

Chế độ ăn vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết định rất nhiều đến kích thước, trọng lượng, dinh dưỡng của ốc bươu đen. 

Vì vậy, khi cho ốc nhồi ăn cám, người nuôi cần chú ý cho ốc ăn theo chế độ sau:

- Đối với ốc nhồi trong tháng đầu tiên, cần cho ốc ăn với hàm lượng từ 7% đến 10 % dựa trên tổng số ốc nuôi hiện có.

- Đối với ốc bươu đen đã được khoảng 2 đến 3 tháng thì nên cho ốc ăn với hàm lượng thức ăn công nghiệp khoảng 5% đến 7% dựa vào số ốc hiện tại.

- Đối với những đàn ốc ở những tháng chuẩn bị được xuất bán thì nên cho ăn với hàm lượng từ 3% đến 5%.

Trong khi nuôi ốc ăn thức ăn công nghiệp cũng cần cho ốc ăn kết hợp với những đồ ăn tự nhiên như lá chuối, rau xanh…để nguyên lá mà không băm nhỏ. 

Trước khi cho ốc ăn cần kiểm tra lượng thức ăn trước đó. thường xuyên theo dõi và kiểm tra lại môi trường nước, tình trạng hoạt động của ốc bươu đen để ốc khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.

Trên đây là những thông tin nuôi thả cho ốc nhồi ăn cám công nghiệp mà bất kể ai nuôi ốc cũng cần dùng đến. 

Trại ốc giống Miền trung, những phương pháp nuôi trên, khách hàng sẽ nhanh chóng xuất bán được những đàn ốc nhồi chất lượng nhất. Nếu còn gì băn khoăn, cần giải đáp đừng quên liên hệ lại với chúng tôi nhé! 

Chúc anh em kinh doanh ốc nhồi thành công, bội thu trong mùa vụ này!

Trại ốc giống Miền Trung - Tây Nguyên

SĐT or Zalo: 0812480000

Địa chỉ: Tây Hoà - Phú Yên

Nơi tư vấn kỹ thuật nuôi, cung cấp ốc bươu đen giống, ốc nhồi giống cho toàn Việt Nam

Nơi bán cám công nghiệp cho ốc

1. CÁCH LỰA CHỌN CON ỐC BƯƠU GIỐNG CHO NGƯỜI MỚI NUÔI.

2. KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN BỂ BẠT

3. KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRÊN AO ĐẤT

4. THU LỜI 300 TRIỆU 1 NĂM CẦN ĐẦU TƯ BAO NHIÊU TIỀN?

5. ĐỊA CHỈ THU MUA ỐC THƯƠNG PHẨM

6. CÁCH NUÔI ỐC CON TỪ A ĐẾN Z

7. CÁCH ẤP TRỨNG ỐC BƯƠU

8. CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

9. NUÔI CON ỐC BƯƠU ĐEN KHÔNG TỐN CHI PHÍ NHIỀU NHƯ CÁC CON KHÁC.

thức ăn của ốc nhồi là gì?

thức ăn cám công nghiệp của ốc nhồi là gì?

thức ăn cám công nghiệp của ốc bươu đen

Thức ăn công nghiệp cho ốc nhồi ốc bươu đen

Video hướng dẫn làm thức ăn công nghiệp cho ốc