Bài đăng phổ biến

Giá Ốc Bươu Giống Tại Miền Trung

Ốc giống Bắc Campuchia ốc Siêu To - Bảng báo giá các mẫu ốc, 2 tuần tuổi, 4 tuần tuổi và 7 tuần tuổi

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Trên Bể Bạt

Nuôi ốc trên bể bạt phù hợp với hộ gia đình muốn khởi nghiệp nhỏ.

Kỹ Thuật nuôi ốc trên ao đất ao tự nhiên

Nuôi ốc trên ao đất, ao tự nhiên luôn đem lại hiệu quả kinh tế rất cao so với môi hình nuôi các loài thủy sản khác

Các Loại thuốc bắt buộc phải Sử dung

Khi nuôi ốc nên sử dụng thuốc để phòng bệnh, trị bệnh và giúp ốc nhanh lớn chóng đẻ hơn

Cam kết bao tiêu sản phẩm số lượng lớn

Nếu khách hàng lấy con giống Trang Trại giống ốc Bắc Campuchia, bên em sẽ bao tiêu đầu ra cho ốc thương phẩm, trứng ốc với số lượng lớn giá cao

CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN )

Phòng Và Trị Bệnh Cho Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi) HIỆU QUẢ

Một số bệnh phổ biến ở ốc bươu đen (ốc nhồi) và cách phòng, trị bệnh và các loại thuốc cần thiết cho ốc.

Một số bệnh phổ biến thường gặp ở ốc bươu đen (ốc nhồi)

1. Bệnh sốc nước.

Đây là bệnh khi mọi người thay đổi môi trường sống của ốc đột ngột, cụ thể là khi thay nước quá nhiều trong một lần trong thời gian ngắn. Bệnh này cũng phát sinh khi mọi người mua ốc thịt bên ngoài đem về thả vào ao nuôi. Nhiều người bảo sau khi mưa lớn ốc cũng bị sốc nước và chết, tuy nhiên thì mình không cho là vậy, có lẽ là do một vài nguyên nhân khác mà họ không để ý tới mà thôi.

Cách khắc phục vấn đề ốc bị sốc nước khi thay nước:

- Trộn Vitamin C cho ốc ăn trước khi thay nước. Kết hợp với tạt C vào ao luôn.

- Nên thay từ từ, mỗi lần nên thay 1/3 - 1/2 lượng nước trong bể mà thôi. Nếu có điều kiện thì nên cho nước chảy vào càng chậm càng tốt để tránh cho ốc bị sốc.

- Nên bón vôi sau khi thay nước để ổn định độ PH cho ao nuôi.

Khi trời mưa thì mọi người nên bón vôi sau khi trời đã tạnh (tránh tạt trong khi mưa vì dễ bị cảm).

Đối với ốc thịt mọi người muốn tiếp tục thả nuôi thì rất khó, vì ốc này đã bị sốc sẵn trong quá trình vận chuyển rồi, và có lẽ trước khi bắt họ cũng chả cho ốc ăn Vitamin C để chống sốc đâu. 

Để nuôi sống được loại này mọi người cần phải ngâm ốc trong Vitamin C vài phút sau khi mua về, sau đó trải đều ốc ra một bể bạt đã che nắng và không có nước. 

Sau đó mọi người dùng nước ao mà mình chuẩn bị nuôi xịt từ từ lên ốc, cho đến khi nước ngập được 2cm thì ngưng. Tiếp tục nuôi và cho ốc ăn trong bể bạt này trong khoảng 1 tuần để ốc hồi phục, sau đó mới đem thả ốc xuống ao đã chuẩn bị để nuôi, cũng sẽ có nhiều con yếu và chết, và cũng có con sẽ chết sau khi xuống ao được vài tuần, tuy nhiên qua quá trình hồi phục cho ốc trên bể bạt thì số lượng này đã giảm thiểu đi đáng kể rồi.

CÁCH LOẠI BỆNH CỦA ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN )

2. Bệnh sưng vòi.

Đây là bệnh do môi trường sống của ốc bị ô nhiễm. Ốc sẽ nổi nghiêng, miệng mở ra không khép lại được, đổ nhớt, và sau vài ngày sẽ chết.

Khi khi ốc bị sưng vòi thì mọi người nên kiểm tra lại chất lượng nước trong ao nhé, sau đó có thể tiến hành thay nước cho ao, có thể thay đến 100% nước nếu như nước đã bị ô nhiễm quá nặng.

3. Bệnh đường ruột.

Bệnh này phát sinh khi thức ăn của ốc có vấn đề, thức ăn bị dư thừa gây ô nhiễm nước.. Ốc cũng sẽ có dấu hiệu nổi nghiêng nhả nhớt và chết dần sau vài ngày.

Khi ốc bị đường ruột việc đầu tiên mọi người cần phải làm là xác định nguyên nhân là gì trước, sau đó mới tiến hành xử lý. Nếu có thức ăn dư thừa đang thối rửa trong ao thì phải vớt hết ra rồi thay nước, tạt C, gây vi sinh.. Nếu nước bị ô nhiễm quá nặng thì có thể phải thay hoàn toàn nước.

4. Bệnh mòn vỏ, mòn đít.

Bệnh này phát sinh do ao đang thiếu khoáng, hoặc thức ăn thiếu dinh dưỡng, hoặc là cả 2.

Vì vậy khi ốc bị mòn vỏ, mòn đít thì mọi người cũng phải xem thử nguyên nhân là gì trước để có biện pháp xử lý đúng đắn nhất.

Thông thường nếu thiếu bèo tấm thì ốc con rất dễ bị mòn đít và chết.

Nếu bạn vẫn cho ốc ăn bèo tấm thường xuyên thì vấn đề đó là thiếu khoáng, việc còn lại là bạn cần phải bổ sung khoáng cho ốc. 

Khoáng và Protein là 2 thứ giúp cho ốc đẩy vỏ và lớn, nếu thiếu 1 trong 2 thì ốc sẽ bị chai vỏ và không lớn được. Bạn có thể xem lại bài viết về việc bổ sung khoáng cho ốc ở các bài viết trước nhé.

Bệnh ký sinh trùng có 2 loại. 1 là ký sinh trùng bên trong, thường là các loại giun tròn giun móc. 2 là ký sinh trùng bên ngoài, đó là những sinh vật bám vào vỏ ốc và ăn mòn vỏ ốc.

Bệnh ký sinh trùng xuất hiện khi ao nuôi đầu vụ không cải tạo, hoặc ao nuôi quá lâu chưa vệ sinh thay nước.

Để hạn chế bệnh ký sinh trùng, ở đầu vụ nuôi mọi người cần phải rút cạn nước ao, phơi đáy và sát khuẩn đàng hoàng rồi mới nuôi ốc. Và trong quá trình nuôi ốc mọi người nên thay nước thường xuyên để loại bỏ bớt trứng và ấu trùng của các loại ký sinh trùng lơ lửng trong nước.

6. Cách xử lý những con ốc bị bệnh.

Những con ốc đã bị bệnh như sưng vòi, đường ruột sẽ thường nổi nghiêng và nhả nhớt ở trên mặt nước. Mọi người cần bắt riêng những con ốc này ra để đem đi xử lý, có thể cứu sống một phần, và một phần tránh để ốc chết trong ao gây dơ nước.

Những con ốc này mọi người nên đem bỏ vào chậu nước muối loãng, cho thêm một ít vôi bột, tro bếp, sau đó sục khí trong khoảng nửa tiếng. Những con ốc có vẻ khỏe lãi và bắt đầu bám vào chậu và bò thì mọi người đem thả lại xuống ao, những con không tỉnh thì mọi người cứ tiếp tục ngâm, con nào tỉnh lại thì đem thả, con nào chết hẳn thì vứt đi.

Cách phòng bệnh cho ốc bươu đen (ốc nhồi)

1. Vệ sinh ao, thay nước định kỳ.

Khi thay nước sẽ làm nước sạch hơn, giúp loại bỏ bớt trứng và ấu trùng của các ký sinh trùng gây bệnh.

2. Hạn chế các loại thức ăn nhanh phân hủy.

Không phải loại rau củ quả nào cũng có thể cho ốc ăn được, sẽ có những loại chỉ cần dư thừa một lượng nhỏ cũng có thể làm ô nhiễm nước.

3. Hạn chế cho ốc ăn dư thừa.

Dù là loại thức ăn nào cũng chỉ nên cho vừa đủ hoặc thiếu, nếu dư sẽ dễ làm dơ nước và gây ra bệnh.

4. Bón vôi định kỳ.

Bón vôi ngoài việc bổ sung canxi cho ốc còn có tác dụng làm trong nước và diệt một số rong tảo và sinh vật gây bệnh.

5. Sử dụng vi sinh.

Vi sinh là rất cần thiết trong nuôi ốc, vi sinh giúp xử lý nước, phân giải phân ốc, phân giải thức ăn dư thừa, cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh..

6. Chia nhỏ ra nuôi nhiều ao để giảm bớt thiệt hại.

Nên chia ra nhiều ao nhỏ để nuôi chứ không nên chỉ nuôi 1 ao lớn để giảm thiểu bớt rủi ro, nếu có 1 ao bị nhiễm bệnh thì vẫn còn những ao khác, và chỉ cần xử lý ao đó là được.

7. Nên kiểm tra ao mỗi ngày để kịp thời xử lý khi có vấn đề phát sinh.

Việc kiểm tra ao hàng ngày là rất quan trọng, nếu như lơ là không để ý vài hôm thì sẽ chẳng thể biết được sẽ có chuyện gì xảy ra với ao ốc đâu. Có khi thức ăn dư thừa và là thối cả ao nước chẳng hạn. Cũng có thể tảo phát triển quá mức rồi tàn sinh ra khí độc làm hại ốc, như vậy sẽ chẳng thể nào mà xử lý kịp thời được.

8. Nên sử dụng hóa chất sát trùng nếu có điều kiện.

Có một số hóa chất có tính sát trùng diệt khuẩn trong ao nhưng vẫn an toàn cho ốc, như iodin, nano bạc, bkc. Tuy giá thành khác mắc nhưng sẽ vẫn có những trường hợp vi khuẩn gây hại nhiều quá mức gây chết ốc thì vẫn cần phải dùng đến thôi.

Kết luận ĐỂ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO ỐC

Như vậy mình đã giới thiệu xong cho các bạn về cách phòng và trị bệnh cho ôc bươu đen (ốc nhồi) rồi.

Các Loại Thuốc anh chị có thể tham khảo ảnh và nhãn hiệu dưới, có thể hỏi mua ở các tiệm thuốc hoặc liên hệ Zalo: 0812480000

Các loại bệnh của ốc nhồi

Thuốc phòng trị bệnh cho ốc bươu đen

các loại bệnh của ốc bươu đen




Anh chị cần Ốc giống, trứng ốc, các loại thuốc cho ốc anh chị gọi em SĐT 0812480000 ( Zalo ) nhé

Đặt Hàng Tại ĐÂY - Miễn Phí Ship

1. CÁCH LỰA CHỌN ỐC BƯƠU GIỐNG TỐT NHẤT CHO NGƯỜI MỚI NUÔI

2. GIÁ ỐC THƯƠNG PHẨM HIỆN TẠI NĂM 2024

3. CÁCH NUÔI ỐC TRÊN BỂ BẠT HIỆU QUẢ NHẤT

4. MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ NUÔI ỐC VỚI 10 TRIỆU

5. GIÁ ỐC BƯƠU GIỐNG, TRỨNG ỐC NĂM 2024

6. CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

7. CÁCH NUÔI ỐC CON TỪ A ĐẾN Z

8. NUÔI ỐC CÓ DỄ KHÔNG?