Bài đăng phổ biến

Giá Ốc Bươu Giống Tại Miền Trung

Ốc giống Bắc Campuchia ốc Siêu To - Bảng báo giá các mẫu ốc, 2 tuần tuổi, 4 tuần tuổi và 7 tuần tuổi

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Trên Bể Bạt

Nuôi ốc trên bể bạt phù hợp với hộ gia đình muốn khởi nghiệp nhỏ.

Kỹ Thuật nuôi ốc trên ao đất ao tự nhiên

Nuôi ốc trên ao đất, ao tự nhiên luôn đem lại hiệu quả kinh tế rất cao so với môi hình nuôi các loài thủy sản khác

Các Loại thuốc bắt buộc phải Sử dung

Khi nuôi ốc nên sử dụng thuốc để phòng bệnh, trị bệnh và giúp ốc nhanh lớn chóng đẻ hơn

Cam kết bao tiêu sản phẩm số lượng lớn

Nếu khách hàng lấy con giống Trang Trại giống ốc Bắc Campuchia, bên em sẽ bao tiêu đầu ra cho ốc thương phẩm, trứng ốc với số lượng lớn giá cao

Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-thuat-nuoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-thuat-nuoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Các Loại Bệnh Của Ốc Bươu Đen, Bệnh Ốc Nhồi?

Các loại bệnh thường gặp trên ốc bươu đen, ốc nhồi là gì? Đâu là cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất trong quá trình nuôi ốc nhồi ốc bươu đen.

Cách loại bệnh của ốc bươu đen

1. Bệnh do ký sinh trùng giun tròn trên ốc nhồi

Tác nhân gây bệnh cho ốc nhồi

Là do giun tròn ký sinh ở bên trong và ngoài cơ thể của ốc nhồi, gồm cả 3 giai đoạn trong chu kỳ sinh trưởng là:

 (1) Trứng giun tròn nở thành ấu trùng, có kích thước 23 - 40mm, chiều 0,5 - 0,95mm.

 (2) Giai đoạn ấu trùng kết bào nang, kích thước dài 0,95mm, chiều ngang 0,61mm

 (3) Khi bào nang bị phá vỡ thì ấu trùng chui ra ngoài, lớn dần đến kích thước trưởng thành chiều dài thân 7,5mm, chiều ngang thân 0,15mm.

Chu trình phát triển của 3 giai đoạn kéo dài khoảng 6 - 7 ngày và cả 3 giai đoạn chúng đều ký sinh và gây bệnh cho ốc bươu đen

Giun tròn ký sinh thích hợp ở nhiệt độ 25 - 32°C. Chúng vừa là ngoại ký sinh (ngoài vỏ) vừa là nội ký sinh (trong ruột ốc). 

Phương thức lây bệnh cho ốc bươu đen

Trứng, ấu trùng và bào nang của ốc bươu đen theo thức ăn hoặc theo dòng nước vào ruột hoặc bám vào bên ngoài vỏ ốc và gây bệnh. Giun tròn ký sinh cả bên ngoài vỏ ốc như vòng xoắn, đỉnh ốc nhồi, trên nắp miệng, lỗ rốn làm cho vỏ bị mòn, mỏng và bên trong nội tạng hay cơ thịt của ốc, hút chất dinh dưỡng, làm ốc chậm lớn, nội tạng bị hư hại và gây ốc nhồi chết rải rác hoặc chết hàng loạt. 

Cách phòng và trị bệnh cho ốc bươu đen, ốc nhồi

Hiện nay, chưa có phương pháp trị bệnh này, do đó cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chính. 

Trước khi thả ốc giống vào nuôi, ao nuôi phải được tẩy dọn sạch, rải vôi bột 10 kg/100m2 đáy và mái bờ ao. 

Trong quá trình nuôi, lấy nước cấp vào ao phải sạch, không bị nhiễm từ các nguồn bệnh. 

Định kỳ khử trùng nước ao nuôi 2 kg vôi bột/100m3 nước ao. 

Nước thải ra từ ao nuôi cũng phải được tập trung ở ao chứa để xử lý khử trùng trước khi đưa ra ngoài tự nhiên. 

2. Bệnh do ấu trùng sán lá ký sinh trên ốc bươu đen, ốc nhồi

Sán lá trưởng thành ký sinh ở động vật trên cạn, chúng đẻ trứng trong cơ thể động vật, trứng theo đường mật xuống ruột rồi được thải ra ngoài. 

Trứng sán khi xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc bươu đen, ốc nhồi, phát triển thành ấu trùng đuôi, sống chủ yếu ở trong gan ốc. 

Giai đoạn ký sinh trong ốc sẽ làm cho gan ốc chuyển màu tối, thịt ốc bị mềm, ốc chậm lớn, hoạt động yếu, có thể làm ốc chết rải rác. 

Bệnh của ốc nhồi

Cách phòng và trị bệnh cho ốc

 Hiện tại cũng chưa có phương pháp trị bệnh này. Cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp giống như đối với bệnh ký sinh do giun tròn. 

3. Bệnh đỉa bám trên ốc bươu 

Địa ốc có cơ thể hình trụ, chiều dài thân 7 - 12mm, chiều ngang thân (đường kính) 1 - 2mm. 

Đỉa bám bên ngoài vỏ ốc nhồi, tập trung ở xung quanh nắp miệng, quanh các vòng xoắn và chân của ốc. 

Bên trong thân thì đỉa ký sinh trong mang, gan và máu của ốc. Ốc bị đỉa bám thì hoạt động yếu, chậm lớn và có thể bị chết rải rác. 

Cách phòng bệnh bệnh đỉa bám cho ốc

Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp giống như đối với bệnh ký sinh do giun tròn. 

Cách trị bệnh đỉa bám cho ốc nhồi, ốc bươu đen

Dùng vôi bột rải xuống ao, liều lượng 3 kg/100m nước, định kỳ mỗi tuần một lần, sau khi kiểm tra pH của ao và tính toán đúng liều lượng để pH trong ao không vượt quá ngưỡng trên 9. 

Đối với nuôi ốc trong bể, trong bạt thì tháo cạn nước trong bể và xử lý bằng nước vôi trong (hòa vôi bột 0,3 kg với bột/10m nước và lắng lấy nước trong). 

Dùng thuốc tím (KMnO4) phun xuống ao để khử trùng, 1,5 - 2 gam/m3 nước. 

Ốc nuôi trong bể thì dùng nước muối (NaCl) 1 kg/50 lít nước và tắm cho ốc thời gian 5 - 10 phút (ốc lớn thì thời gian tắm lâu hơn ốc nhỏ). Hoặc dùng formol 200 - 250 ml/m nước, tắm thời gian 30 phút, trong khi tắm thì có sục khí. 

Cách trị bệnh cho ốc bươu đen

4. Bệnh do môi trường gây nên

Những yếu tố môi trường biến động nếu vượt quá giới hạn chịu đựng trong thời gian kéo dài, như nhiệt độ nước quá cao (trên 39°C), pH quá thấp (nước phèn), quá cao (>9), hàm lượng khí độc H,S tăng cao do đáy ao tích tụ nhiều hữu cơ nhưng tù đọng... thì ốc bươu đen, ốc nhồi sẽ dễ bị bệnh và chết hàng loạt. 

Khi thả nuôi mật độ quá dày, môi trường bị ô nhiễm, khi ốc ở một chỗ khá lâu thì dễ bị các sinh vật bám, thường là nhóm rong rêu, giun tròn hoặc giun nhiều tơ bám và gây hại cho vỏ ngoài của ốc. 

Khi có biểu hiện bệnh thì ốc bươu đen trở nên chậm chạp, bò vào ven bờ hoặc lên bờ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sau đó bắt đầu chết rải rác. 

Khi môi trường bị ô nhiễm với phạm vi rộng thì ốc cũng không thể di chuyển tìm nơi thích hợp để sống, nên ốc dễ bị bệnh, bỏ ăn, nổi lên mặt nước, vòi bị thâm và sưng lên, cơ thể mất thăng bằng làm ốc nhồi bị lật ngửa trong nước. 

Cách phòng bệnh cho ốc nhồi

Cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. 

Phải tẩy dọn ao kỹ, bón vôi để ổn định pH đạt 7 - 8. Mật độ thả nuôi hợp lý, không thả mật độ quá cao. 

Giữ mức nước không sâu quá 1,5m. Nguồn nước cấp phải sạch và thay nước thường xuyên.

Có thể sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để vừa xử lý nền đáy, vừa xử lý nước nuôi trong ao không bị ô nhiễm. 

Khi sử dụng chế phẩm vi sinh thì hạn chế được thay nước ao, chất hữu cơ dư thừa được vi sinh xử lý tốt sẽ làm chất lượng nước tốt hơn. 

Định kỳ diệt khuẩn trong ao, bể nuôi (dùng vôi, thuốc tím…)

KẾT LUẬN 

Nghề nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen đang bắt đầu phát triển ở nhiều địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ nét. 

Hiện nay, công nghệ sản xuất con giống ốc nhồi để chủ động cung cấp giống cho nghề nuôi cũng đã ngày càng hoàn thiện, người nuôi không còn phụ thuộc nhiều vào con giống tự nhiên như trước đây.

Nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen không khó, các khâu kỹ thuật cũng đơn giản và dễ phổ cập.

Người nuôi cần nắm vững các bước cơ bản từ việc chuẩn bị địa điểm, xây dựng hình thức nuôi phù hợp, cải tạo và tẩy dọn ao kỹ, chọn giống tốt, cho ăn thức ăn đầy đủ, hợp lý, giữ cho môi trường nước ao nuôi sạch thì ốc bươu đen, ốc nhồi nhất định sẽ ít bệnh tật, lớn nhanh, hiệu quả nuôi cũng sẽ mang lại một cách chắc chắn.

Điều quan trong nhất trong quá trình nuôi là lựa chọn con giống và trại ốc lớn để được tư vấn kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Để phòng bệnh ốc tốt nhất anh chị nên sử dụng MEN VI SINH SỬ LÝ ĐÁY AO để giúp phân huỷ thức ăn thừa, cũng nhưng phân của ốc giúp nước trong sạch hơn

MUA MEN VI SINH XỬ LÝ ĐÁY TẠI ĐÂY

MUA THUỐC TRỊ BỆNH ỐC TẠI ĐÂY

Mua Ốc Bươu Đen Giống Ở Hồ Chí Minh Uy Tín?

Mua Ốc Bươu Đen Giống Ở Hồ Chí Minh Uy Tín, Chất Lượng. Con giống mạnh khoẻ, nhanh lớn và  ít bệnh. Nơi mua ốc bươu được tư vấn Miễn Phí, và bao tiêu sản phẩm ở tại TP HCM.

Trang trại ốc bươu đen giống Việt Nam

Tây Hoà - Phú Yên

SĐT or Zalo: 0812480000

Gửi hàng ốc bươu đen giống khắp các quận huyện ở TP Hồ Chí Minh bào gồm các Quận, Huyện sau: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân,  Tp. Thủ Đức,  Huyện Nhà Bè, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi, Huyện Cần Giờ, Huyện Bình Chánh

Vận chuyển nhanh vào TP HCM trong vòng 12 tiếng, cam kết tỉ lệ sống hơn 98%

Mua ốc bươu giống ở Hồ Chí Minh

Ốc bươu đen giống đạt tiêu chuẩn sau

1. Trọng lượng 100g = 3.500 Con

2. 1Kg = 35.000 Con

3. Kích thước bằng Hạt Đậu Xanh

4. Thuần Dưỡng Đặt Biệt 10 – 14 Ngày 

5. Cam kết chất lượng cho ốc bươu đen giống ở TP Hồ Chí Minh

6. Quy trình dưỡng ốc bươu đen, ốc nhồi giống nghiêm ngặt, khép kín đảm bảo chất lương tốt nhất cho khách hàng

Tiêu chuẩn thuần dưỡng ốc bươu giống

1. Kích thước : Đảm bảo kích thước đồng điều nhất. 

2. Dưỡng chất : Được bổ sung đầy đủ các kháng sinh để phòng bệnh đặt biệt là về bệnh đường ruột, mòn đít.

3. Chất Lượng : Con ốc bươu đen giống được kiểm tra sức ăn và phải đạt được chất lượng theo yêu cầu trước khi xuất con giống đến khách hàng ở Hồ Chí Minh

Chúng tôi luôn đảm bảo con giống xuất bán đến người nuôi luôn đạt chất lượng tốt nhất. 

Chất lượng con ốc giống bên trại chúng tôi

1. Khi ốc trưởng thành: Thông thường kích thước của ốc sẽ lớn hơn 20% so với các loại ốc bản địa. 1kg ốc trung bình 30 con 1kg sau 4 tháng nuôi

2. Ốc bươu đen giống có khả năng thích nghi tốt: Thích nghi tốt với nguồn nước, khí hâu, thổ nhưỡng ở Tp Hồ Chí Minh

3. Chất lượng thịt nhiều: trong con ốc lượng thịt nhiều hơn và giòn hơn, rất được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là nhiều nhà hàng lớn ở riêng TP HCM

4. Ốc có sức đề kháng mạnh mẽ: Nên có thể nuôi với mật độ cao lên đến 300 đến 400 con/1 mét vuông nếu người nuôi có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc tốt.

Ốc bươu đen giống ở Hồ Chí Minh

Giá ốc bươu đen giống ở TP Hồ Chí Minh

1. ốc con loại 10-14 ngày tuổi 

2. Giá bán lẻ từ 4000 – 10.000 con: ( giá liên hệ 0812480000 )

3. 4000 con là hàng tối thiểu

4. Giá bán sỉ trên 10.000: liên hệ

5. Giá 50.000 con sẽ nhiều ưu đãi hơn

6. Nhận đơn hàng tối thiểu là 4000 ngàn ốc con

7. Đây là bảng giá ốc bươu đen giống cho khách ở HCM năm 2024

8. Cam kết giá rẻ nhất khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh

9. A/C muốn mua loại giống khác 1-2 tuần tuổi có thể liên hệ em SĐT or Zalo 0812480000 để được báo giá chi tiết nhất

Giá ốc bươu đen giống ở TP Hồ Chí Minh

Giá trứng ốc bươu đen ở TP Hồ Chí Minh

Tiêu chuẩn trứng ốc bươu đen giao ở TP HCM

1. 1kg trứng ốc nở được từ 10.000 - 14.000 con

2. Giá trứng ốc bán lẻ ( liên hệ : 0812480000)

3. Giá trứng ốc bán sỉ ( liên hệ : 0812480000)

4. Thời gian ấp trứng ở từ 10 - 15 ngày

Giá trứng ốc bươu đen ở TP Hồ Chí Minh

Cam kết bên trại ốc chúng tôi đến với khách hàng ở 

Với hơn 4 năm phát triển nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi giống luôn đảm bảo uy tín, chất lượng cao cấp đến khách hàng, dưới đây là chính sách bên trại ốc bươu, ốc nhồi giống Miền Trung Việt Nam

1. Chuyển giao quy trình nuôi ốc từ A đến Z

2. Tư vấn kỹ thuật nuôi và thiết kế ao nuôi.

3. Tư vấn thức ăn và thuốc phòng trị bệnh.

4. Giao hàng và hướng dẫn thả ốc bươu giống tận nơi.

5. Tặng hao hụt tặng 2000 ốc con cho đơn hàng trên 10.000 

6. Tặng tài liệu nuôi, cây thuỷ sinh...

7. Vận chuyển xe an toàn trong 12h – Đảm bảo sống trên 95%. ( hao hụt một bù 1 cho khách hàng)

8. Tham quan trang trại ốc bươu đen giống miễn phí

9. Bao tiêu ốc thương phẩm và kí Hợp đồng bao tiêu nếu khách hàng lấy số lượng lớn ốc giống.

10. Cung cấp ốc bươu đen giống, trứng ốc bươu đen khắp các quânh huyện ở TP Hồ Chí Minh như sau: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân,  Tp. Thủ Đức,  Huyện Nhà Bè, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi, Huyện Cần Giờ, Huyện Bình Chánh

11. Miễn phí ship khi mua số lượng lớn

1. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) trên bể Bạt

2. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) trên ao đất

3. Lợi nhuận nuôi ốc nhồi trên bể bạt bao nhiêu?

4. Lợi nhuận nuôi ốc bươu đen trên ao đất bao nhiêu?

5. Giá ốc bươu đen giống năm 2023

6. Giá ốc bươu thương phẩm năm 2023

7. Địa chỉ mua ốc giống uy tín ở Việt Nam

8. Các loại bệnh hay gặp trên con ốc

9. Hướng dẫn nuôi ốc cơ bản cho người mới nuôi

Hình ảnh nuôi ốc bươu đen giống ở Hồ Chí Minh









1. CÁCH TRỊ BỆNH SƯNG VÒI CHO ỐC BƯƠU, ỐC NHỒI.

Cách Nuôi Ốc Nhồi Bố Mẹ, Ốc Bươu Đen Bố Mẹ Đẻ Nhiều

Cách Nuôi Vỗ Ốc Nhồi Bố Mẹ, Ốc Bươu Đen Bố Mẹ Đẻ Nhiều, trứng đạt chất lượng cao, với tỉ lệ nở hơn 90%.

Anh chị có thể tham khảo phương pháp nuôi vỗ ốc nhồi bố mẹ dưới bài viết này của trại ốc giống Miền Trung

Ốc bố mẹ

1. Cách nuôi vỗ ốc bố mẹ 

a. Nuôi vỗ trong ao hoặc mương vườn 

Ao, mương vườn nuôi  ốc bố mẹ cần diện tích khoảng từ 150 - 500m, độ sâu nước từ 0,4 - 1m. 

Trước khi đưa ốc nhồi bố mẹ vào nuôi vỗ, phải tát cạn ao, mương, dọn sạch cỏ ven bờ, lấp hết hang hốc cua, rắn, chuột. 

Rải vôi bột đáy ao, mương, phơi nắng 1 - 2 ngày, sau đó cấp nước vào ao (bơm hoặc nhờ thủy triều). 

Nước đưa vào ao cần được chắn lọc để phòng địch hại, cá dữ, cá tạp lọt vào ao. 

Kiểm tra một số yếu tố môi trường, chủ yếu là pH (6,5 - 8,5) và độ kiềm (50 - 120 mg CaCO,/lít). 

Tiếp theo là đưa giá thể vào ao, mương. Giá thể là các loại cây thực vật thủy sinh như lục bình (bèo tây), bèo cái, rau muống, cây củ ấu, cây bông súng. 

Một số cây như tai tượng, kèo nèo, khoai môn nước hoặc rau mác có thể trồng ven bờ giáp nước. 

Có thể tạo bè nổi cột neo cố định bằng cách dùng các ống nước nhựa (đường kính 60 - 100mm) đặt sát nhau, bịt kín hai đầu ống và cột chặt, sau đó đổ đất lên trên mặt bè rồi trồng cỏ và các loại cây giá thể lên đó (ốc bố mẹ sẽ bò lên cặp đôi và đẻ trứng trên đó). 

Nếu đặt giai trong ao thì cần ao có diện tích rộng hơn, từ 1.000 - 2.000m. 

Mức nước cũng cần sâu từ 1 - 1,2m. Giai có diện tích 30 - 60m, độ sâu giai từ 0,8 - 1,2m. Giai cũ thì cần giặt sạch. 

Giai mới phải ngâm 3 - 4 ngày để làm sạch hóa chất trong sợi lưới. Đáy giai phải được cột (buộc) 4 góc và căng muống, cây củ phẳng. Đưa giá thể (lục bình hoặc bèo cái, rau ấu...) vào giai 10 - 15 ngày trước khi cho ốc vào nuôi vỗ. 

Trên nắp giai phải đậy lưới để phòng tránh các loại địch hại (như nhái xanh hay ễnh ương) nhảy vào ao nuôi ốc bươu đen bố mẹ.

Cách nuôi vỗ ốc bố mẹ

b. Nuôi vỗ ốc bố mẹ trong bể lót bạt và bể xi măng 

Kích thước thông thường mỗi bể xi măng dài 6 - 10m, rộng 3 - 5m (diện tích 18 - 50m’), chiều cao bể 0,6 - 0,8m. 

Bể lỗi bạt có khung trụ bằng gỗ, tre, tràm hoặc khung kim loại, lót bạt nylon 2 màu hoặc bạt nylon sọc. 

Thành bể cao 0,6 - 0,8m, chiều cao mực nước trong bể duy trì 40 - 60cm. 

Có thể tạo gò đất (cù lao) giữa bể để ốc bò lên đẻ trứng. 

Gò đất kích thước 1,5 × 0,5m, chiều cao của gò ngang với mực nước trong bể. 

Bốn xung quanh cạnh đáy xếp gạch để giữ cho gò không bị sạt. 

Trên gò trồng giá thể như cây rau, cây mác, khoai nước... Bể có lắp đặt ống cấp và thoát nước. 

Phía trên bể có lắp mái che nắng bằng lưới che phong lan hoặc làm mái che mưa cho bể. 

Trước khi thả nuôi ốc bố mẹ vào nuôi vỗ, cần rửa sạch bể, thả giá thể (các loại cây giá thể như trong ao và rửa sạch) với 1/3 - 1/2 diện tích bể. 

2. Lựa nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen bố mẹ và mùa vụ 

Ốc chọn nuôi ốc bố mẹ phải khỏe mạnh, không bị vỡ vỏ, mép miệng, đỉnh vỏ và nắp mày không bị sứt mẻ, vỏ bóng, sạch, không bị đóng rong, cân nặng 30 gam trở lên. 

Mùa vụ nuôi vỗ ốc nhồi bố mẹ để cho đẻ, nếu ở Nam Bộ thì có thể quanh năm; nhưng ở miền Bắc nên vào tháng 3 đến đầu tháng 4 để kịp có con giống nuôi vào từ cuối tháng 4 và sẽ thu hoạch ốc thương phẩm trước khi mùa lạnh đến.

Lưu ý: Ốc bố mẹ lựa chọn từ ao anh chị nuôi thương phẩm. Hạn chế mua ốc bố mẹ từ nơi khác về. Do ốc đã lớn nến mua nơi khác về ốc dễ sốc nước chết hàng loạt hoặc ốc chậm thích nghi nên nuôi ốc sẽ đẻ rất kém thập chí không đẻ. 

Lựa ốc nhồi, ốc bươu đen bố mẹ

3. Mật độ nuôi vỗ ốc bươu đen bố mẹ 

Ốc đực và cái nuôi chung trong ao, trong bể hoặc giai, mật độ chung 80 - 100 con bố mẹ/m; tỷ lệ con đực/con cái là 1/1 hoặc 1,5/2. 

4. Ốc nhồi, ốc bươu đen bố mẹ ăn gì đẻ nhiều

Thức ăn nuôi ốc bố mẹ rất đa dạng, có thể sử dụng nhiều loại như sau để nuôi vỗ giúp ốc đẻ nhiều trứng như sau 

Thức ăn xanh: Các loại rau (rau cải, bắp cải, xà lách), rong đuôi chồn, các loại lá khoai mì (sắn), lá khoai lang, lá rau muống; trái mít, bầu, bí, mướp thái nhỏ hoặc cắt lát. 

Nên rải thức ăn nơi không có đặt giá thể. Khẩu phần ăn 5 - 7% trọng lượng ốc mỗi ngày. 

Thức ăn viên công nghiệp dạng nổi: Có thể sử dụng thức ăn cho cá tra, cá rô phi, độ đạm từ 18 – 22%. 

Khẩu phần ăn 1 - 3% mỗi ngày. Thức ăn rải xung quanh giá thể và nổi nên ốc bươu đen bố mẹ sẽ bu vào để hút dần thức ăn. 

Thời gian cho ăn nên cố định, buổi sáng từ 6 - 8 giờ, chiều từ 17 - 18 giờ.

Cho thức ăn nên cho 80% thức ăn xanh và 20% thức ăn tinh mỗi ngày.

Để ốc bố mẹ đẻ nhiều thì cần cho ăn bèo cám luôn có trong ao với bổ sung những loại thức ăn như trên. Ngoài ra bí đỏ cũng là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng giúp ốc mẹ đẻ nhiều

5. Chăm sóc ốc nhồi bố mẹ hiệu quả nhất

Quản lý nước: Nuôi trong ao hoặc nuôi giai đặt trong ao thì định kỳ thay nước 15 - 20 ngày/lần, mỗi lần thay 30 - 40% | lượng nước trong ao. 

Nuôi ốc nhồi bố mẹ trong bể nên thay nước 5 - 7 ngày | lần và từ 30 - 50% lượng nước trong bể. Khi thay nước phải vừa xả vừa cấp nước mới để ốc không bị sốc nước. 

Vào mùa mưa, cần chú ý sau cơn mưa lớn, nước rơi nhiều vào bể, có thể làm cho pH trong bể giảm đi. 

Cần phải thay nước tầng mặt và cấp nước mới khác hoặc dùng nước vôi trong hòa từ từ để điều chỉnh pH về ngưỡng thích hợp. Tốt nhất là bể nuôi có mái che mưa. 

Chăm sóc ốc nhồi bố mẹ hiệu quả nhất

6. Bổ sung khoáng vi lượng, vitamin C cho ốc bố mẹ

Ốc bố mẹ trước khi đẻ cần rất nhiều dinh dưỡng, nên cần bổ sung khoáng đa vi lượng, vitamin C ... trộn vào thức ăn hàng ngày cho ốc.

Giúp ốc có đủ dưỡng chất để đẻ nhiều. Và rút ngắn chu kì đẻ trên ốc bươu đen bố mẹ. 

Nếu cung cấp đủ thức ăn và khoáng thì trung bình ốc mẹ sẽ đẻ 25 -30 ngày 1 lần. Nếu không cho ăn đầy đủ ốc sẽ đẻ rất ít và thậm chí không đẻ

Ngoài ra ốc mẹ sau khi đẻ rất yếu nếu không cung cấp đủ dưỡng chất ốc mẹ đẻ sẽ kiệt sức và chết

Mua khoáng dinh dưỡng cho ốc mẹ tại đây

Mua vitamin C tại đây

Mua thuốc kích thích ốc bố mẹ tại đây

Đây là cách nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen bố mẹ giúp ốc đẻ nhiều trứng và trứng chất lượng đạt tỷ lệ nở cao

1. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) trên bể Bạt

2. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) trên ao đất

3. Lợi nhuận nuôi ốc nhồi trên bể bạt bao nhiêu?

4. Lợi nhuận nuôi ốc bươu đen trên ao đất bao nhiêu?

5. Giá ốc bươu đen giống năm 2023

6. Giá ốc bươu thương phẩm năm 2023

7. Địa chỉ mua ốc giống uy tín ở Việt Nam

8. Các loại bệnh hay gặp trên con ốc

9. Hướng dẫn nuôi ốc cơ bản cho người mới nuôi

Hình ảnh nuôi ốc bươu đen bố mẹ, ốc nhồi bố mẹ đẻ trứng


ốc bươu đen bố mẹ

ốc nhồi bố mẹ

Nuôi ốc bố mẹ đẻ nhiều trứng

Mua ốc bố mẹ ở đâu

Trứng ốc nhồi

Cách nuôi ốc bố mẹ đẻ nhiều

Video hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc cơ bản

Đặc Điểm Sinh Học của Ốc Bươu Đen ( Ốc Nhồi )

Đặc Điểm Sinh Học của Ốc Bươu Đen ( Ốc Nhồi ). Hiểu được tập tính của ốc nhồi sẽ giúp việc nuôi ốc trở nên đơn giản và hiểu quả hơn rất nhiều.

Đặc điểm sinh học và tập tính sống của Ốc Bươu Đen ( ốc nhồi )

1. Nơi phân bố ở trên thế giời và Việt Nam

Trên thế giới, ốc nhồi (ốc bươn đen)  phân bố ở vùng nhiệt đới trong đó nhiều ở các nước Nam Á, Đông Nam Á, Nam Mỹ. Nó còn có cả ở đảo Guam và đảo Hawai và các nước vùng Trung Phi.

 Ở Việt Nam có mặt hầu hết 63 tỉnh thành, chúng phân bố nhiều trong ao, hồ và đồng ruộng cả ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

Phân bố tập trung nhiều nhất ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long 

Đặc Điểm Sinh Học của Ốc Bươu Đen ( Ốc Nhồi )

2. Đặt điểm hình thái sinh học bên ngoài của ốc nhồi

Ốc nhồi, ốc bươu đen vỏ mỏng, phần đuôi xoắn nhọn và lớn hơn ốc lác. Vỏ bóng màu nâu đen hoặc xanh vàng, có 5 - 6 vòng xoắn. Nắp miệng cứng. Kích thước ốc khi trưởng thành có chiều cao khoảng 50 - 85mm, rộng 30 - 65mm. Thân của ốc nằm trên chân. 

Chân nằm ở mặt bụng và cử động uốn sóng khi bò để giúp ốc di chuyển. Toàn bộ nội quan của ốc được nằm trong vỏ dày và chắc. 

Đặt điểm sinh trưởng của ốc nhồi ( ốc bươu đen)

1. Nhiệt độ và PH ốc bươu đen sinh trưởng

Nhiệt độ thích hợp cho ốc nhồi sinh trưởng từ 22 - 32°C, do đó không thấy ốc nhồi phân bố ở vùng có nhiệt độ thấp hơn 10°C. 

Khi nhiệt độ tăng lên 37 - 39°C, ốc sinh trưởng chậm và có thể chết hàng loạt. Nếu nhiệt độ cao hơn 35°C thì ốc sẽ ngừng phát triển. Ốc nhồi sống thích hợp ở pH từ 7,5 - 9.

Khi sống trong môi trường có pH thấp (nước nhiễm phèn) thì ốc chậm lớn và vỏ bị mềm. Ốc tiêu thụ nhiều chất canxi có trong nước để tạo vỏ chắc vì 80% canxi trong cơ thể ốc được hấp thụ chủ yếu từ trong môi trường nước.

2. Nước mặn ốc có sinh trưởng được không? 

Ốc nhồi có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 3%% (3 phần ngàn). Ốc nhồi hô hấp bằng cả mang và phổi, chúng có thể sống trong điều kiện môi trường nước bị ô nhiễm, nơi mà hàm lượng oxy dao động từ 2 - 8 mg/lít. 

Do có khả năng hô hấp từ khí trời nên chúng có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt, tương tự như kiểu sống “tiềm sinh”. 

Chúng có thể tồn tại nhiều ngày hoặc cả tháng chui vùi trong đất ruộng khô nước để đến khi ruộng có nước trở lại thì chúng lại bò lên và tiếp tục chu trình sống mới. 

Chính từ đặc điểm này cho thấy ốc dễ thích nghi với điều kiện sống không thuận lợi nên có thể nuôi ốc trong rất nhiều loại hình mặt nước khác nhau, với các cách nuôi và lưu giữ ốc đa dạng khác nhau. 

Đặc Điểm Sinh Học của Ốc Nhồi

3. Tập tính sống của ốc bươu đen ( ốc nhồi )

Về tập tính sống, ốc nhồi có đời sống lưỡng cư, vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn. 

Ốc bươu đen có thể sống ở mọi tầng nước, nhưng phân bố chủ yếu ở những khu vực có độ sâu từ 35cm - 60cm và thường sống tầng mặt để dễ dàng trao đổi khí cho hô hấp, nhất là vào sáng sớm, sau đó chuyển xuống tầng giữa và tầng đáy. 

Ốc thích sống nơi có nước chảy chậm, nhưng cũng thích nghi sống trong những vùng nước tù đọng, trong đầm lầy, ao hồ, mương ruộng, nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao. 

Nó thích sống nơi đáy có bùn. Ốc thường di chuyển kiếm mồi vào ban đêm. 

Chúng có thể nổi lên trên mặt nước khi thời tiết nóng hoặc lạnh. Khi muốn nổi lên, chúng tích không khí trong xoang màng áo để làm giảm tỷ trọng cơ thể và nổi lên được. 

4. Tuổi thọ của ốc bươn đen ( ốc nhồi )

Tuổi thọ của ốc nhồi trong khoảng 3 năm. Trong quá trình sống, ốc tăng trưởng cơ thể qua sự tăng số vòng xoắn cùng với sự gia tăng kích thước của lỗ vỏ miệng và làm cho vỏ ốc lớn dần lên. 

Từ giai đoạn ốc giống ( từ 30.000 - 40.000 con/ kg) sau khoảng 49 ngày ương thì khối lượng cơ thể tăng lên 30 - 45 lần. Sau 4 - 5 tháng nuôi, ốc đạt cỡ 30 - 40 con/ kg. 

Ốc nhồi, ốc bươu đen có tập tính ăn tạp

1. Ăn hầu hết các loại thực vật lá, thân, quả mềm.

Ốc nhồi là loài ăn tạp thiên về thực vật là chính. Chúng ăn nhiều loài thực vật dưới nước (thủy sinh) và trên cạn như lá khoai mì, lá chuối non, lá mồng tơi, tàu và lá mùng (miền Nam gọi là bạc hà), rau ngót, lá đu đủ, quả đu đủ thái nhỏ, trái mít cắt nhỏ, trái ổi, trái mận (doi), trái mướp, bèo cái, bèo cám, rau cải, cải bắp, xà lách, rau trai, rau mác, các loại rong và nhiều loại cây cỏ sống ven bờ nước hay bờ ao.

2. Ốc nhồi vẫn có thể ăn cám gạo và cám công nghiệp

Ngoài ra, chúng cũng ăn xác của động vật. Trong điều kiện nuôi nhốt, ốc nhồi còn ăn nhiều loại thức ăn bổ sung như cám gạo, bột đậu nành (đậu tương), bột bắp, bột cá. 

Chúng cũng thích ăn thức ăn viên công nghiệp (ở tất cả các lứa tuổi). Ốc nhồi có tập tính ăn nhiều vào sáng sớm và chiều tối.

Khi ăn, ốc treo mình lơ lửng trên mặt nước, dùng màng chân bao chỗ thức ăn, mở loe miệng và hút thức ăn vào khoang miệng rồi đưa tới bộ phận tiêu hóa. 

Chúng còn có thể sử dụng một bộ phận có tác dụng như lưỡi bào để bảo các miệng thức ăn lớn rồi cho vào miệng để ăn. 

Các loại thức ăn của ốc bươu đen ốc nhồi

Đặt điểm sinh học của ốc bươu đen ( ốc nhồi )

Ốc nhồi là loài động vật sinh sản hữu tính, có phân biệt rõ giới tính đực và cái. 

Tỷ lệ đực cái ở ốc trưởng thành khác nhau ở các vùng miền. 

Cụ thể theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, ốc nhồi tại Nghệ An có tỷ lệ đực/cái là 1/1,06 - 1,67; ở Đắk Lắk là 1/3,09; ở Đồng Tháp là 1/1,25 - 1,69. 

Quan sát bên ngoài thì thấy con đực có các vòng xoắn sắc nét hơn của con cái; mặt dưới của tháp ốc và ở vòng xoắn số 4 có màu vàng cam khá rõ. 

Đối với con cái thì ở vòng xoắn số 5 và 6 màu vàng cam rõ nét hơn. Ốc bắt đầu tham gia sinh sản khi đạt chiều của vỏ từ 30mm trở lên.

Đặc điểm sinh sản của ốc nhồi ( ốc bươn đen)

Mùa sinh sản của ốc từ tháng 4 đến tháng 12 và tập trung vào các tháng 5 đến tháng 8.

Ốc đẻ trứng dính với nhau và bám vào các loại giá thể như hốc cây, thân cây, hốc đất đá ẩm ướt, cây thủy sinh kích thước lớn và ven bờ gần nước. 

Tổ trứng ốc được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực có các loại thực vật thủy sinh phân bố (bèo cám, lục bình, bèo cái) ven bờ và có tán cây che phủ. 

Ốc đẻ trứng tập trung vào ban đêm. Thời gian đẻ một tổ trứng từ 8 - 9 giờ, lượng trứng đẻ một lần (1 tổ trứng) khoảng từ 100 - 250 trứng.

Trong nuôi vỗ chủ động để cho để nhân tạo, nuôi ghép tỷ lệ 1 ốc đực với 2 ốc cái thì cho kết quả tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục cao nhất.

Hiện nay, chúng ta cũng đã có thể áp dụng các biện pháp kích thích ốc sinh sản hàng loạt để thu được tổ trứng đông loạt, qua đó sẽ chủ động được về số lượng lớn con giống cấp cho người nuôi.

Đặc điểm sinh sản của ốc nhồi ( ốc bươn đen)

1. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) trên bể Bạt

2. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) trên ao đất

3. Lợi nhuận nuôi ốc nhồi trên bể bạt bao nhiêu?

4. Lợi nhuận nuôi ốc bươu đen trên ao đất bao nhiêu?

5. Giá ốc bươu đen giống năm 2023

6. Giá ốc bươu thương phẩm năm 2023

7. Địa chỉ mua ốc giống uy tín ở Việt Nam

8. Các loại bệnh hay gặp trên con ốc

9. Hướng dẫn nuôi ốc cơ bản cho người mới nuôi

Hình ảnh Đặc Điểm Sinh Học của Ốc Bươu Đen ( Ốc Nhồi )

Đặc điểm sinh học và tập tính sống của Ốc Bươu Đen ( ốc nhồi )

Nơi phân bố ở trên thế giời và Việt Nam

Đặt điểm hình thái sinh học bên ngoài của ốc nhồi

Đặt điểm sinh trưởng của ốc nhồi ( ốc bươu đen)

Nhiệt độ và PH ốc bươu đen sinh trưởng

Tuổi thọ của ốc bươn đen

Video Tập tính tự nhiên của ốc bươu đen, ốc nhồi