Các loại bệnh thường gặp trên ốc bươu đen, ốc nhồi là gì? Đâu là cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất trong quá trình nuôi ốc nhồi ốc bươu đen.
1. Bệnh do ký sinh trùng giun tròn trên ốc nhồi
Tác nhân gây bệnh cho ốc nhồi
Là do giun tròn ký sinh ở bên trong và ngoài cơ thể của ốc nhồi, gồm cả 3 giai đoạn trong chu kỳ sinh trưởng là:
(1) Trứng giun tròn nở thành ấu trùng, có kích thước 23 - 40mm, chiều 0,5 - 0,95mm.
(2) Giai đoạn ấu trùng kết bào nang, kích thước dài 0,95mm, chiều ngang 0,61mm
(3) Khi bào nang bị phá vỡ thì ấu trùng chui ra ngoài, lớn dần đến kích thước trưởng thành chiều dài thân 7,5mm, chiều ngang thân 0,15mm.
Chu trình phát triển của 3 giai đoạn kéo dài khoảng 6 - 7 ngày và cả 3 giai đoạn chúng đều ký sinh và gây bệnh cho ốc bươu đen
Giun tròn ký sinh thích hợp ở nhiệt độ 25 - 32°C. Chúng vừa là ngoại ký sinh (ngoài vỏ) vừa là nội ký sinh (trong ruột ốc).
Phương thức lây bệnh cho ốc bươu đen
Trứng, ấu trùng và bào nang của ốc bươu đen theo thức ăn hoặc theo dòng nước vào ruột hoặc bám vào bên ngoài vỏ ốc và gây bệnh. Giun tròn ký sinh cả bên ngoài vỏ ốc như vòng xoắn, đỉnh ốc nhồi, trên nắp miệng, lỗ rốn làm cho vỏ bị mòn, mỏng và bên trong nội tạng hay cơ thịt của ốc, hút chất dinh dưỡng, làm ốc chậm lớn, nội tạng bị hư hại và gây ốc nhồi chết rải rác hoặc chết hàng loạt.
Cách phòng và trị bệnh cho ốc bươu đen, ốc nhồi
Hiện nay, chưa có phương pháp trị bệnh này, do đó cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chính.
Trước khi thả ốc giống vào nuôi, ao nuôi phải được tẩy dọn sạch, rải vôi bột 10 kg/100m2 đáy và mái bờ ao.
Trong quá trình nuôi, lấy nước cấp vào ao phải sạch, không bị nhiễm từ các nguồn bệnh.
Định kỳ khử trùng nước ao nuôi 2 kg vôi bột/100m3 nước ao.
Nước thải ra từ ao nuôi cũng phải được tập trung ở ao chứa để xử lý khử trùng trước khi đưa ra ngoài tự nhiên.
2. Bệnh do ấu trùng sán lá ký sinh trên ốc bươu đen, ốc nhồi
Sán lá trưởng thành ký sinh ở động vật trên cạn, chúng đẻ trứng trong cơ thể động vật, trứng theo đường mật xuống ruột rồi được thải ra ngoài.
Trứng sán khi xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc bươu đen, ốc nhồi, phát triển thành ấu trùng đuôi, sống chủ yếu ở trong gan ốc.
Giai đoạn ký sinh trong ốc sẽ làm cho gan ốc chuyển màu tối, thịt ốc bị mềm, ốc chậm lớn, hoạt động yếu, có thể làm ốc chết rải rác.
Cách phòng và trị bệnh cho ốc
Hiện tại cũng chưa có phương pháp trị bệnh này. Cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp giống như đối với bệnh ký sinh do giun tròn.
3. Bệnh đỉa bám trên ốc bươu
Địa ốc có cơ thể hình trụ, chiều dài thân 7 - 12mm, chiều ngang thân (đường kính) 1 - 2mm.
Đỉa bám bên ngoài vỏ ốc nhồi, tập trung ở xung quanh nắp miệng, quanh các vòng xoắn và chân của ốc.
Bên trong thân thì đỉa ký sinh trong mang, gan và máu của ốc. Ốc bị đỉa bám thì hoạt động yếu, chậm lớn và có thể bị chết rải rác.
Cách phòng bệnh bệnh đỉa bám cho ốc
Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp giống như đối với bệnh ký sinh do giun tròn.
Cách trị bệnh đỉa bám cho ốc nhồi, ốc bươu đen
Dùng vôi bột rải xuống ao, liều lượng 3 kg/100m nước, định kỳ mỗi tuần một lần, sau khi kiểm tra pH của ao và tính toán đúng liều lượng để pH trong ao không vượt quá ngưỡng trên 9.
Đối với nuôi ốc trong bể, trong bạt thì tháo cạn nước trong bể và xử lý bằng nước vôi trong (hòa vôi bột 0,3 kg với bột/10m nước và lắng lấy nước trong).
Dùng thuốc tím (KMnO4) phun xuống ao để khử trùng, 1,5 - 2 gam/m3 nước.
Ốc nuôi trong bể thì dùng nước muối (NaCl) 1 kg/50 lít nước và tắm cho ốc thời gian 5 - 10 phút (ốc lớn thì thời gian tắm lâu hơn ốc nhỏ). Hoặc dùng formol 200 - 250 ml/m nước, tắm thời gian 30 phút, trong khi tắm thì có sục khí.
4. Bệnh do môi trường gây nên
Những yếu tố môi trường biến động nếu vượt quá giới hạn chịu đựng trong thời gian kéo dài, như nhiệt độ nước quá cao (trên 39°C), pH quá thấp (nước phèn), quá cao (>9), hàm lượng khí độc H,S tăng cao do đáy ao tích tụ nhiều hữu cơ nhưng tù đọng... thì ốc bươu đen, ốc nhồi sẽ dễ bị bệnh và chết hàng loạt.
Khi thả nuôi mật độ quá dày, môi trường bị ô nhiễm, khi ốc ở một chỗ khá lâu thì dễ bị các sinh vật bám, thường là nhóm rong rêu, giun tròn hoặc giun nhiều tơ bám và gây hại cho vỏ ngoài của ốc.
Khi có biểu hiện bệnh thì ốc bươu đen trở nên chậm chạp, bò vào ven bờ hoặc lên bờ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sau đó bắt đầu chết rải rác.
Khi môi trường bị ô nhiễm với phạm vi rộng thì ốc cũng không thể di chuyển tìm nơi thích hợp để sống, nên ốc dễ bị bệnh, bỏ ăn, nổi lên mặt nước, vòi bị thâm và sưng lên, cơ thể mất thăng bằng làm ốc nhồi bị lật ngửa trong nước.
Cách phòng bệnh cho ốc nhồi
Cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
Phải tẩy dọn ao kỹ, bón vôi để ổn định pH đạt 7 - 8. Mật độ thả nuôi hợp lý, không thả mật độ quá cao.
Giữ mức nước không sâu quá 1,5m. Nguồn nước cấp phải sạch và thay nước thường xuyên.
Có thể sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để vừa xử lý nền đáy, vừa xử lý nước nuôi trong ao không bị ô nhiễm.
Khi sử dụng chế phẩm vi sinh thì hạn chế được thay nước ao, chất hữu cơ dư thừa được vi sinh xử lý tốt sẽ làm chất lượng nước tốt hơn.
Định kỳ diệt khuẩn trong ao, bể nuôi (dùng vôi, thuốc tím…)
KẾT LUẬN
Nghề nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen đang bắt đầu phát triển ở nhiều địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ nét.
Hiện nay, công nghệ sản xuất con giống ốc nhồi để chủ động cung cấp giống cho nghề nuôi cũng đã ngày càng hoàn thiện, người nuôi không còn phụ thuộc nhiều vào con giống tự nhiên như trước đây.
Nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen không khó, các khâu kỹ thuật cũng đơn giản và dễ phổ cập.
Người nuôi cần nắm vững các bước cơ bản từ việc chuẩn bị địa điểm, xây dựng hình thức nuôi phù hợp, cải tạo và tẩy dọn ao kỹ, chọn giống tốt, cho ăn thức ăn đầy đủ, hợp lý, giữ cho môi trường nước ao nuôi sạch thì ốc bươu đen, ốc nhồi nhất định sẽ ít bệnh tật, lớn nhanh, hiệu quả nuôi cũng sẽ mang lại một cách chắc chắn.
Điều quan trong nhất trong quá trình nuôi là lựa chọn con giống và trại ốc lớn để được tư vấn kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Để phòng bệnh ốc tốt nhất anh chị nên sử dụng MEN VI SINH SỬ LÝ ĐÁY AO để giúp phân huỷ thức ăn thừa, cũng nhưng phân của ốc giúp nước trong sạch hơn
MUA MEN VI SINH XỬ LÝ ĐÁY TẠI ĐÂY
1. KỸ THUẬT NUÔI ỐC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU?
2. CÁCH LỰA CHON CON ỐC GIỐNG NUÔI TỐT NHẤT
3. GIÁ ỐC GIỐNG, ỐC CON, TRỨNG ỐC, ỐC THỊT NĂM 2022
4. ANH NÔNG DÂN BÌNH ĐỊNH KIẾM NỬA TỶ TỪ NGHỀ NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN
5. CHI PHÍ NUÔI ỐC TRÊN BỂ BẠT LÀ 10 TRIỆU?
6. TIỀM NĂNG NGHỀ NUÔI ỐC NHỒI TẠI VIỆT NAM
7. ỐC BƯƠU ĐEN LÀ GÌ, NGUỒN GỐC Ở ĐÂU?
8. CÁC LOẠI BỆNH NGUY HIỂM CỦA ỐC BƯƠU ĐEN, ỐC NHỒI
Nguyên nhân ốc nhồi ốc bươu đen bệnh chết hàng loạt
1. CÁCH LỰA CHỌN CON ỐC BƯƠU GIỐNG CHO NGƯỜI MỚI NUÔI.
2. KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN BỂ BẠT
3. KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐEN TRÊN AO ĐẤT
4. THU LỜI 300 TRIỆU 1 NĂM CẦN ĐẦU TƯ BAO NHIÊU TIỀN?
5. ĐỊA CHỈ THU MUA ỐC THƯƠNG PHẨM
6. CÁCH NUÔI ỐC CON TỪ A ĐẾN Z
8. CÁC LOẠI BỆNH CỦA ỐC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
9. NUÔI CON ỐC BƯƠU ĐEN KHÔNG TỐN CHI PHÍ NHIỀU NHƯ CÁC CON KHÁC.
10. ĐẦU TƯ 50.000 MÉT VUÔNG NUÔI ỐC NHỒI TẠI MIỀN TRUNG