Đặc Điểm Sinh Học của Ốc Bươu Đen ( Ốc Nhồi ). Hiểu được tập tính của ốc nhồi sẽ giúp việc nuôi ốc trở nên đơn giản và hiểu quả hơn rất nhiều.
Đặc điểm sinh học và tập tính sống của Ốc Bươu Đen ( ốc nhồi )
1. Nơi phân bố ở trên thế giời và Việt Nam
Trên thế giới, ốc nhồi (ốc bươn đen) phân bố ở vùng nhiệt đới trong đó nhiều ở các nước Nam Á, Đông Nam Á, Nam Mỹ. Nó còn có cả ở đảo Guam và đảo Hawai và các nước vùng Trung Phi.
Ở Việt Nam có mặt hầu hết 63 tỉnh thành, chúng phân bố nhiều trong ao, hồ và đồng ruộng cả ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Phân bố tập trung nhiều nhất ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long
2. Đặt điểm hình thái sinh học bên ngoài của ốc nhồi
Ốc nhồi, ốc bươu đen vỏ mỏng, phần đuôi xoắn nhọn và lớn hơn ốc lác. Vỏ bóng màu nâu đen hoặc xanh vàng, có 5 - 6 vòng xoắn. Nắp miệng cứng. Kích thước ốc khi trưởng thành có chiều cao khoảng 50 - 85mm, rộng 30 - 65mm. Thân của ốc nằm trên chân.
Chân nằm ở mặt bụng và cử động uốn sóng khi bò để giúp ốc di chuyển. Toàn bộ nội quan của ốc được nằm trong vỏ dày và chắc.
Đặt điểm sinh trưởng của ốc nhồi ( ốc bươu đen)
1. Nhiệt độ và PH ốc bươu đen sinh trưởng
Nhiệt độ thích hợp cho ốc nhồi sinh trưởng từ 22 - 32°C, do đó không thấy ốc nhồi phân bố ở vùng có nhiệt độ thấp hơn 10°C.
Khi nhiệt độ tăng lên 37 - 39°C, ốc sinh trưởng chậm và có thể chết hàng loạt. Nếu nhiệt độ cao hơn 35°C thì ốc sẽ ngừng phát triển. Ốc nhồi sống thích hợp ở pH từ 7,5 - 9.
Khi sống trong môi trường có pH thấp (nước nhiễm phèn) thì ốc chậm lớn và vỏ bị mềm. Ốc tiêu thụ nhiều chất canxi có trong nước để tạo vỏ chắc vì 80% canxi trong cơ thể ốc được hấp thụ chủ yếu từ trong môi trường nước.
2. Nước mặn ốc có sinh trưởng được không?
Ốc nhồi có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 3%% (3 phần ngàn). Ốc nhồi hô hấp bằng cả mang và phổi, chúng có thể sống trong điều kiện môi trường nước bị ô nhiễm, nơi mà hàm lượng oxy dao động từ 2 - 8 mg/lít.
Do có khả năng hô hấp từ khí trời nên chúng có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt, tương tự như kiểu sống “tiềm sinh”.
Chúng có thể tồn tại nhiều ngày hoặc cả tháng chui vùi trong đất ruộng khô nước để đến khi ruộng có nước trở lại thì chúng lại bò lên và tiếp tục chu trình sống mới.
Chính từ đặc điểm này cho thấy ốc dễ thích nghi với điều kiện sống không thuận lợi nên có thể nuôi ốc trong rất nhiều loại hình mặt nước khác nhau, với các cách nuôi và lưu giữ ốc đa dạng khác nhau.
3. Tập tính sống của ốc bươu đen ( ốc nhồi )
Về tập tính sống, ốc nhồi có đời sống lưỡng cư, vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn.
Ốc bươu đen có thể sống ở mọi tầng nước, nhưng phân bố chủ yếu ở những khu vực có độ sâu từ 35cm - 60cm và thường sống tầng mặt để dễ dàng trao đổi khí cho hô hấp, nhất là vào sáng sớm, sau đó chuyển xuống tầng giữa và tầng đáy.
Ốc thích sống nơi có nước chảy chậm, nhưng cũng thích nghi sống trong những vùng nước tù đọng, trong đầm lầy, ao hồ, mương ruộng, nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao.
Nó thích sống nơi đáy có bùn. Ốc thường di chuyển kiếm mồi vào ban đêm.
Chúng có thể nổi lên trên mặt nước khi thời tiết nóng hoặc lạnh. Khi muốn nổi lên, chúng tích không khí trong xoang màng áo để làm giảm tỷ trọng cơ thể và nổi lên được.
4. Tuổi thọ của ốc bươn đen ( ốc nhồi )
Tuổi thọ của ốc nhồi trong khoảng 3 năm. Trong quá trình sống, ốc tăng trưởng cơ thể qua sự tăng số vòng xoắn cùng với sự gia tăng kích thước của lỗ vỏ miệng và làm cho vỏ ốc lớn dần lên.
Từ giai đoạn ốc giống ( từ 30.000 - 40.000 con/ kg) sau khoảng 49 ngày ương thì khối lượng cơ thể tăng lên 30 - 45 lần. Sau 4 - 5 tháng nuôi, ốc đạt cỡ 30 - 40 con/ kg.
Ốc nhồi, ốc bươu đen có tập tính ăn tạp
1. Ăn hầu hết các loại thực vật lá, thân, quả mềm.
Ốc nhồi là loài ăn tạp thiên về thực vật là chính. Chúng ăn nhiều loài thực vật dưới nước (thủy sinh) và trên cạn như lá khoai mì, lá chuối non, lá mồng tơi, tàu và lá mùng (miền Nam gọi là bạc hà), rau ngót, lá đu đủ, quả đu đủ thái nhỏ, trái mít cắt nhỏ, trái ổi, trái mận (doi), trái mướp, bèo cái, bèo cám, rau cải, cải bắp, xà lách, rau trai, rau mác, các loại rong và nhiều loại cây cỏ sống ven bờ nước hay bờ ao.
2. Ốc nhồi vẫn có thể ăn cám gạo và cám công nghiệp
Ngoài ra, chúng cũng ăn xác của động vật. Trong điều kiện nuôi nhốt, ốc nhồi còn ăn nhiều loại thức ăn bổ sung như cám gạo, bột đậu nành (đậu tương), bột bắp, bột cá.
Chúng cũng thích ăn thức ăn viên công nghiệp (ở tất cả các lứa tuổi). Ốc nhồi có tập tính ăn nhiều vào sáng sớm và chiều tối.
Khi ăn, ốc treo mình lơ lửng trên mặt nước, dùng màng chân bao chỗ thức ăn, mở loe miệng và hút thức ăn vào khoang miệng rồi đưa tới bộ phận tiêu hóa.
Chúng còn có thể sử dụng một bộ phận có tác dụng như lưỡi bào để bảo các miệng thức ăn lớn rồi cho vào miệng để ăn.
Đặt điểm sinh học của ốc bươu đen ( ốc nhồi )
Ốc nhồi là loài động vật sinh sản hữu tính, có phân biệt rõ giới tính đực và cái.
Tỷ lệ đực cái ở ốc trưởng thành khác nhau ở các vùng miền.
Cụ thể theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, ốc nhồi tại Nghệ An có tỷ lệ đực/cái là 1/1,06 - 1,67; ở Đắk Lắk là 1/3,09; ở Đồng Tháp là 1/1,25 - 1,69.
Quan sát bên ngoài thì thấy con đực có các vòng xoắn sắc nét hơn của con cái; mặt dưới của tháp ốc và ở vòng xoắn số 4 có màu vàng cam khá rõ.
Đối với con cái thì ở vòng xoắn số 5 và 6 màu vàng cam rõ nét hơn. Ốc bắt đầu tham gia sinh sản khi đạt chiều của vỏ từ 30mm trở lên.
Đặc điểm sinh sản của ốc nhồi ( ốc bươn đen)
Mùa sinh sản của ốc từ tháng 4 đến tháng 12 và tập trung vào các tháng 5 đến tháng 8.
Ốc đẻ trứng dính với nhau và bám vào các loại giá thể như hốc cây, thân cây, hốc đất đá ẩm ướt, cây thủy sinh kích thước lớn và ven bờ gần nước.
Tổ trứng ốc được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực có các loại thực vật thủy sinh phân bố (bèo cám, lục bình, bèo cái) ven bờ và có tán cây che phủ.
Ốc đẻ trứng tập trung vào ban đêm. Thời gian đẻ một tổ trứng từ 8 - 9 giờ, lượng trứng đẻ một lần (1 tổ trứng) khoảng từ 100 - 250 trứng.
Trong nuôi vỗ chủ động để cho để nhân tạo, nuôi ghép tỷ lệ 1 ốc đực với 2 ốc cái thì cho kết quả tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục cao nhất.
Hiện nay, chúng ta cũng đã có thể áp dụng các biện pháp kích thích ốc sinh sản hàng loạt để thu được tổ trứng đông loạt, qua đó sẽ chủ động được về số lượng lớn con giống cấp cho người nuôi.
1. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) trên bể Bạt
2. Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi) trên ao đất
3. Lợi nhuận nuôi ốc nhồi trên bể bạt bao nhiêu?
4. Lợi nhuận nuôi ốc bươu đen trên ao đất bao nhiêu?
5. Giá ốc bươu đen giống năm 2023
6. Giá ốc bươu thương phẩm năm 2023
7. Địa chỉ mua ốc giống uy tín ở Việt Nam
8. Các loại bệnh hay gặp trên con ốc
9. Hướng dẫn nuôi ốc cơ bản cho người mới nuôi